27 SAI LẦM PHỔ BIẾN CỦA CÁC KẾ TOÁN!
27 sai lầm của các kế toán gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho Doanh nghiệp. Cùng nghiên cứu chi tiết vấn đề tại bài viết sau:
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Những sai lầm của kế toán rất phổ biến trong khi làm việc
1. Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn thì không cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2. Hóa đơn đầu vào quên chưa kê khai ví dụ năm 2020 thì được quyền kê khai bổ sung vào năm 2021.
3. Không khấu trừ thuế 10 % đối với lao động dưới 3 tháng có thu nhập 2tr trở lên thì phải làm cam kết 02/TNCN
Điều kiện thu nhập duy nhất 1 nơi và tại thời điểm làm cam kết có MST. Mẫu cam kết 02/TNCN người lao động ký chứ phải kế toán ký bừa sau này kiện tụng mệt lắm. Nhưng bây giờ lương họ 3 cọc 3 đồng nuôi con mà thu họ 10 % thì ai mà làm cho mình, họ chửi cho thối mặt.
4. Sai lầm của kế toán khi Đổ lỗi chữ ký số thường do lỗi nhà mạng
Vấn đề này sai vì thường máy tính của kế toán xảy ra lỗi Như Java,HTKK,… Nếu gặp nhà mạng nào cứng thì cứ theo hợp đồng thì không hỗ trợ. Kế toán cần cập nhập kiến thức tin học.
5. Sai lầm của kế toán khi nghĩ Hóa đơn bắt buộc phải ký sống
Điều này không đúng bởi hóa đơn không phải chứng từ tiền (luật kế toán) có thể ký qua giấy than vô tư. Phiếu thu, phiếu chi bắt buộc phải ký sống.
6. Đầu năm kế toán hay quên bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm hay quên kết chuyển thuế môn bài .
7. Bị sai sổ sách thường kế toán áp dụng phương pháp là làm lại toàn bộ sổ sách và ký lại
(Hãy đọc chuẩn mực kế toán cách điều chỉnh hồi tố và phi hồi tố). Cứ nghĩ lại đi ký lại giấy tờ, bảng lương (Nhân viên nghỉ mất tiêu rồi mà cứ ký đại).
8. Kế toán bị lệ thuộc vào thuế mà quên đi các nguyên tắc kế toán
Ví dụ Khấu hao TSCĐ cứ áp theo TT 45/2013 mà quên đi DN có thể áp theo Quy định công ty đây gọi là Chế ngự thuế. Rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm kế toán theo quy định của thuế mà áp. Hãy đặt ra câu hỏi chúng ta phụ thuộc hay độc lập giữa kế toán và thuế.
9. Những chi phí không hợp lý kế toán những công ty nhỏ cứ loại ra xé thùng rác mà không hạch toán
Quên đi đó là chi phí kế toán của doanh nghiệp. Nên thành ra nhiều BCTC không trung thực, minh bạch không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.
10. Góp vốn toàn là vốn ảo
Đi vay ngân hàng nhiều lắm để mua sắm nên chi phí lãi vay không hợp lý. Tình trạng này rất phổ biến. Cái này cơ chế quản lý không có.
11. Tự làm bảng kê 01/TNDN kê những khoản chi phí không thực tăng chi phí (Con dao 2 lưỡi nên cận thận)
12. Sai lầm của kế toán khi mượn CMND để tăng chi phí lương
Xảy ra nhiều lao động không hiểu sao mình đã có MST rồi. Cơ quan thuế có công cụ đối chiếu trên hệ thống nên cũng dễ biết. Chắc do chưa đến mức nộp thuế nên chắc chưa xảy ra vấn đề.
13. Luôn đau đầu câu hỏi sao thằng kia làm hợp đồng mà mình không có hợp đồng thì có sao không nhỉ. Khi nào thì làm hợp đồng
14. Các chỉ tiêu B2-B7,B9-B11 trên TK 03A/TNDN hầu các doanh nghiệp đều bỏ qua
Chính về luật thuế và kế toán luôn xảy ra mâu thuẫn.
15. Sai lầm của kế toán khi cho hóa đơn bán lẻ vẫn được đưa vào chi phí
Không đúng lắm vì hóa đơn bán lẻ không phải hóa đơn tài chính không đủ 3 yếu tố hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.
16. Xuất bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 là không phải xuất hóa đơn
Khách hàng nói lấy hóa đơn thì nói chị ơi trên 200k mới xuất hóa đơn ạ. Nói chung bán hàng khuyến khích xuất hóa đơn.
17. Khách hàng muốn lấy hóa đơn thì thêm 10% VAT
Nghe câu này đã ăn rồi mà muốn lấy hóa đơn thì bỏ thêm 10% nữa. Vậy là nó thu thuế 2 lần. Ức không chịu được. Thôi đành về.
18. Kế toán luôn nhầm giữa cụm từ Hủy, Xoá bỏ và Thu hồi hóa đơn
Ngay cả thế nào là biên bản thu hồi và biên bản hủy còn lận lộn. Nói chung biên bản Hủy (Điều 29 TT 39/2014), Biên bản thu hồi (Điều 20 Thông từ 39/2014).
19. Không hiểu bản chất BCTC, Báo cáo thuế
Các bạn kế toán xin việc cứ nói đã biết làm BCTC, Báo cáo thuế là to tát nhưng lạị không hiểu nó như nào, bản chất thế nào? Bởi vì phần mềm đã làm cho ta một thói quen.
20. Tài khoản công ty và của Sếp cứ lẫn lộn
Hãy cận thận sau này. Nên tách bạch theo nguyên tắc thực thể kinh doanh.
21. Sai lầm của kế toán khi xuất hóa đơn mà không cân đối đầu vào
Xảy ra các vấn đề âm kho.
22. Những khoản trên 20 triệu mà công ty nộp tiền mặt vào TK công ty khác
Nộp tiền mặt vào TK công ty khác mà cứ đinh ninh đã coi như là thanh toán qua ngân hàng. Nhưng đúng là phải ỦY NHIỆM CHI từ TK công ty mình qua TK công ty khác đã đăng ký với Thuế/Sở kế hoạch đầu tư. Từ 1/5/2021 không cần phải đăng ký TK với Sở KHĐT.
23. Công ty cứ chiếm dụng VAT của người tiêu dùng, Hàng tháng sếp hỏi sao nộp thuế nhiều thế
Phải giải thích kỹ Xin nhắc lại, đó là thuế của người mua nộp, doanh nghiệp bán chỉ kê khai và nộp hộ mà thôi. Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp.
24. Nếu công ty bị lỗ năm nào thì tiền lương tháng 13 và thưởng Tết năm đó không được tính vào chi phí hợp lý
Ca này cũng hên xui tình cảm nên có quy chế đầy đủ, Thưởng theo năng suất lao động hay thưởng theo quy định.
25. Sai lầm của kế toán khi đầu ra không chịu xuất hoá đơn, đầu vào cứ mua liên tục
Theo dõi trên bảng nhập xuất tồn thì hàng còn nhiều mà cứ mua mà sắp tới chả có một đơn hàng gì cả. Nguy cơ tiềm ẩn bán hàng không xuất hóa đơn.
26. Công ty không được lỗ quá 5 năm
Lỗ là tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, chắc hiểu nhầm chuyển lỗ không quá 5 năm.
27. Công ty không phát sinh chi trả lương thì không phải kê khai thuế TNCN hàng tháng/quý và không phải quyết toán thuế TNCN cuối năm.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 269 Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang