Categories
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp HƯỚNG DẪN Tin tức tổng hợp

GIẢI ĐÁP VỀ VIỆC NHẬN TIỀN HỖ TRỢ THEO NGHỊ QUYẾT 116/NQ-CP

Giải đáp về việc nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP.

Hiện nay, nhiều NLĐ đăng thắc mắc rằng mình có thuộc trường hợp nhận hỗ trợ hay không? Và NLĐ cần làm gì để được nhận hỗ trợ? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp liên quan đến việc nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Mục lục bài viết

Câu hỏi 1: NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp sẽ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP bằng cách nào?

Đối với NLĐ hiện đang tham gia BHTN tại DN, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng cá nhân của NLĐ. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chi trả chính sách hỗ trợ cho NLĐ qua tài khoản vừa đảm bảo kịp thời, minh bạch đến tận tay NLĐ vừa đáp ứng chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như đảm bảo tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, tránh tiếp xúc trực tiếp.

Theo đó, NLĐ đang làm việc tại DN chỉ cần phối hợp để cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân của mình để doanh nghiệp bổ sung vào danh sách gửi cơ quan BHXH. Với những thông tin liên quan đến nhân thân cá nhân như số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thời gian tham gia BHTN của NLĐ cơ quan BHXH sẽ in sẵn ra để DN và NLĐ đối soát.

Một số trường hợp đặc biệt khi NLĐ không thể mở được tài khoản ngân hàng cá nhân, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua DN. Tuy nhiên, để đảm bảo sự kịp thời, BHXH Việt Nam khuyến nghị NLĐ nên nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống các ngân hàng để có thể nhận hỗ trợ được nhanh nhất và chính xác nhất. (Nguồn Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam)

Câu hỏi 2: NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ (không còn làm việc ở doanh nghiệp hoặc đang ở quê) sẽ nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 bằng cách nào?

Đối với NLĐ bảo lưu thời gian tham gia BHTN từ ngày 01/01/2020 đến nay, những NLĐ đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động không còn ở DN, đã về các địa phương sẽ được cơ quan BHXH tỉnh/huyện sẵn sàng tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của NLĐ, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. (Nguồn Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam)

Câu hỏi 3: Hiện tại, nhiều NLĐ đang làm việc theo phương thức “3 tại chỗ” vậy NLĐ có được nhận hỗ trợ không?

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 116 thì:

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” đồng nghĩa với việc NLĐ vẫn đang hưởng lương và được đóng các loại BHXH trong đó có BHTN. Do đó, những NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” tính đến ngày 30/9/2021 đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ.

Câu hỏi 4: NLĐ đang nghỉ thai sản có được nhận hỗ trợ không?

Hiện hành, theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động…”

Như vậy, trường hợp người lao động có thời gian nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng (tại thời điểm ngày 30/9/2021) thì thời gian này không được tính là thời gian đóng BHTN. Do đó, không đáp ứng điều kiện để nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Câu hỏi 5: NLĐ Ngừng việc, tạm hoãn HĐLĐ có được nhận hỗ trợ không?

Người lao động ngừng việc do dịch bệnh

 

Theo hướng dẫn tại Công văn 264/QHLĐTL-TL, NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19 thuộc các trường hợp sau thì sẽ được trả lương ngừng việc:

(1) NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(2) NLĐ phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(3) NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(4) NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Ngoài ra, khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, trong thời gian ngừng việc, NLĐ vẫn được hưởng lương nên người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc. Nghĩa là NLĐ vẫn đóng BHTN trong thời gian ngừng việc.

Tại Nghị quyết 116/NQ-CP nêu rõ:

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Có thể hiểu, NLĐ chỉ cần đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 thì sẽ nhận được hỗ trợ. Nghĩa là NLĐ ngừng việc có thể nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Tuy nhiên, Theo quy định tại Điều 99 Bộ Luật lao động 2019 thì trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, từ ngày thứ 15 trở đi thì NLĐ và NSDLĐ có thể thỏa thuận việc trả lương. Do đó, mức lương thỏa thuận có thể là bằng không (hiểu là nghỉ không lương).

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Như vậy, vẫn có trường hợp NLĐ ngừng việc không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động vì dịch

 

Khi tạm hoãn HĐLĐ, quyền lợi của người lao động sẽ được quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ thì NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).  Đồng nghĩa với việc NLĐ sẽ không đóng BHTN trong thời gian này.

So sánh với đối tượng nhận hỗ trợ tại Nghị quyết 116, nếu tính đến 30/9/2021, NLĐ đang trong thời gian tạm hoãn hợp đồng thì sẽ không được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 6: Đã lãnh trợ cấp thất nghiệp, có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Để nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN thì NLĐ (không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng) phải đáp ứng 02 điều kiện:

(1) Không đóng BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 – 30/9/2021.

(2) Có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định.

Có thể hiểu, ở điều kiện thứ (2) thì NLĐ chỉ cần có thời gian đóng BHTN được bao lưu thì sẽ được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 dù đã nhận hoặc chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 7: NLĐ đang nhận trợ cấp thất nghiệp, có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Nếu NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm của người lao động thường sẽ được tính để hưởng trợ cấp chứ không được bảo lưu.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người lao động được bảo lưu dù đang hưởng trợ cấp được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Với trường hợp này, người lao động có thời gian lẻ chưa đủ 12 tháng hoặc thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt quá 12 năm thì số tháng lẻ và thời gian vượt quá đó sẽ được bảo lưu.

Như vậy, người lao động vẫn có thời gian tham gia BHTN được bảo lưu và hoàn toàn có cơ sở để được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 8: Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có bị mất thời gian đã đóng BHTN?

Về nguyên tắc, thời gian đóng BHTN chỉ mất đi khi NLĐ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm 2013. Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ ở Nghị quyết 116/NQ-CP là chính sách hỗ trợ độc lập với chính sách hưởng BHTN được quy định ở Luật Việc làm 2013. Do đó, việc NLĐ nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không ảnh hưởng, mất đi thời gian đã tham gia BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 9: NLĐ nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam có được nhận hỗ trợ không?

Theo quy định hiện hành, NLĐ nước ngoài không thuộc trường hợp tham gia BHTN nên không được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Câu hỏi 10: NLĐ chấm dứt HĐLĐ đã nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP thì có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?

Theo đó, chính sách hỗ trợ tại 2 Nghị quyết này hoàn toàn độc lập với nhau và Nghị quyết 116 cũng không quy định về việc NLĐ đã nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 thì sẽ không nhận được tiền hỗ trợ từ Qũy BHTN theo Nghị quyết 116. Do đó, nếu NLĐ chấm dứt HĐLĐ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc nhận hỗ trợ Covid-19 ở cả 2 Nghị quyết thì sẽ nhận được hỗ trợ ở cả 2.

hỗ trợ theo Nghị quyết 116NQ-CP

Trường hợp đã nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn được hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Nếu người lao động thuộc trường hợp không đến nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng; đang hưởng trợ cấp thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp do tìm được việc làm… thì vẫn có thể nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Có 2 nhóm đối tượng được hưởng tiền hỗ trợ từ gói 30.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 116, đó là:

Nhóm 1: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021

 

Lưu ý: Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên không được nhận hỗ trợ.

Nhóm 2: Người lao động đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng

 

Người lao động thuộc nhóm này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong thời gian từ 1.1.2020 đến hết 30.9.2021.

Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định; Không thuộc trường hợp đang hưởng lương hưu.

Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm thất được bảo lưu thì mới được xem xét hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Đồng nghĩa rằng, người lao động còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa tính hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được nhận hỗ trợ.

Nhiều người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thường sẽ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.

Theo Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, trợ cấp thất nghiệp được chi trả hàng tháng cho người lao động với thời gian hưởng được tính dựa trên tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: Tính hưởng 3 tháng trợ cấp; Đóng đủ thêm 12 tháng: Tính hưởng thêm 1 tháng trợ cấp; Thời gian hưởng tối đa: 12 tháng.

Nếu đã hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ bị trừ tương ứng với mỗi tháng đã hưởng là 12 tháng đóng bảo hiểm.

Người lao động đã từng hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu thời đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên,

 

Theo Điều 9 Thông tư 28/2015/NĐ-CP, người lao động đã từng hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu thời đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng hết trong các trường hợp sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có tháng lẻ. Số tháng lẻ này của người lao động sẽ được bảo lưu để tính hưởng cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.

– Không đến nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp. Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm được bảo lưu được xác định bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm trừ đi thời gian đóng bảo hiểm đã hưởng trợ cấp. Thời gian này sẽ được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo.

– Đang hưởng trợ cấp thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp do: Tìm được việc làm; Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bị tòa án tuyên bố mất tích; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Do đó,

 

Nếu thuộc các trường hợp nói trên, dù đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đây thì những người lao động vẫn có cơ hội được hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP.

Ví dụ:

 

Ông A có 47 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), còn 11 tháng lẻ đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A tính từ ngày 20.2.2021 đến ngày 19.5.2021.

Tuy nhiên, đến ngày 19.8.2015 (tức là sau 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông A vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ ba.

Như vậy, ông A còn 1 tháng chưa được nhận trợ cấp. Theo đó, lần hưởng này, ông A được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông A được bảo lưu là 23 tháng. Với việc còn thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp nên dù đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó, ông A cũng được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Người lao động nên chuẩn bị gì để nhận gói hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất?

Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/10/2021 toàn quốc, triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Để đảm bảo quyền lợi và nhận hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác, BHXH Việt Nam khuyến nghị, người lao động (NLĐ) nên chuẩn bị một số thông tin sau đây:

1.  Thông tin về quá trình tham gia BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của bản thân để cùng rà soát, đối chiếu với dữ liệu của cơ quan BHXH, giúp xác định đúng mức hỗ trợ của mình

hỗ trợ Nghị quyết 116NQ-CP

Người lao động có thể biết thời gian tham gia BHTN của mình qua:

– Sổ BHXH của bản thân.

– Ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số trên điện thoại thông minh

(Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng VssID tại: https://youtu.be/oKnE99ECvCw;

Xem hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia trên ứng dụng VssID tại: https://youtu.be/R3dqKZ5gJEY)

– Tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHTN qua cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam có địa chỉ tại: https://baohiemxahoi.gov.vn

(Địa chỉ tra cứu tại: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx)

– Dịch vụ tin nhắn tra cứu qua Tổng đài 8079: Soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT mã số BHXH gửi 8079. (Mã số BHXH là mã số trên sổ BHXH hoặc 10 số cuối trên thẻ BHYT của NLĐ).

– Gọi Tổng đài Tư vấn và chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam: 19009068.

Lưu ý: Qúa trình tham gia BHTN tra cứu qua các phương thức trên có thể bao gồm cả thời gian tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ nên chỉ mang tính tham khảo.

Từ số thời gian tham gia BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của mình, NLĐ có thể biết được mức hỗ theo bảng dưới đây:

hỗ trợ theo Nghị quyết 116NQ-CP

2. NLĐ nên chuẩn bị một tài khoản ngân hàng cá nhân để nhận tiền hỗ trợ được nhanh chóng, thuận tiện nhất

 

Với NLĐ đã có tài khoản ngân hàng cá nhân thông cần cung cấp để nhận hỗ trợ là:

– Tên Ngân hàng mở tài khoản (bao gồm cả tên chi nhánh);

– Số tài khoản ngân hàng;

– Số Chứng minh Nhân dân hoặc Căn cước Công dân được dùng để mở thẻ ngân hàng.

Lưu ý: Tên chủ tài khoản phải trùng với tên người nhận hỗ trợ. Số Chứng minh Nhân dân hoặc Căn cước Công dân phải trùng với số Chứng minh Nhân dân hoặc Căn cước Công dân dùng mở tài khoản ngân hàng của NLĐ.

Với người lao động chưa có tài khoản ngân hàng: BHXH Việt Nam khuyến nghị, NLĐ nên nhanh chóng mở tài khoản ngân hàng cá nhân để việc nhận hỗ trợ được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất. Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng cá nhân đã rất thuận tiện. Nhiều ngân hàng đã có dịch vụ mở tài khoản trực tuyến. NLĐ chỉ cần có điện thoại thông minh, máy tính hoặc laptop và đường truyền internet là có thể thực hiện được dịch vụ này.

3. NLĐ chuẩn bị một số điện thoại để cung cấp cho cơ quan BHXH giúp thuận tiện cho việc liên hệ giữa cơ quan BHXH và NLĐ trong trường hợp cần thiết

 

Nguồn: https://baohiemxahoi.gov.vn/

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 269 Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!