25 DẤU HIỆU DOANH NGHIỆP CÓ RỦI RO VỀ HÓA ĐƠN, HOÀN THUẾ GTGT
25 DẤU HIỆU DOANH NGHIỆP CÓ RỦI RO VỀ HÓA ĐƠN, HOÀN THUẾ GTGT
Tổng cục Thuế chỉ ra 25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT. Đây là nội dung tại Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022 về tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT do Tổng cục Thuế ban hành.
– Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh;
– Doanh nghiệp có số lần thay đổi trạng thái hoạt động hoặc số lần thay đổi kinh doanh từ 2 lần trong năm.
– Doanh nghiệp mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định (chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1-2 năm hoạt động).
– Doanh nghiệp chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
– Doanh nghiệp thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn như Vợ, Chồng, anh, chị em ruột….
– Doanh nghiệp thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn.
– Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại, chuyển nhượng cho người khác.
– Doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản.
– Doanh nghiệp có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng.
– Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký;
– Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng;
– Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt …); kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…); có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn).
– Doanh thu tăng đột biến, cụ thể: Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 3 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước) nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ);
– Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho;
– Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1 %);
– Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.
– Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
– Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.
– Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào;
– Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ.
– Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp;
– Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày);
– Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động;
– Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp.
Với những dấu hiệu này, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp tổ chức triển khai, phổ biến, tổ chức thực hiện, tổng kết, đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về các dấu hiệu, hành vi vi phạm trong việc quản lý hóa đơn: Phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn không hợp pháp.
Đồng thời, tổ chức rà soát, đánh giá phân loại các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn thông qua các dấu hiệu nghi vấn.
Trường hợp có rủi ro cao về thuế thì cơ quan thuế yêu cầu giải trình làm rõ.
Khi chứng minh được cơ sở nghi vấn rủi ro thì đưa vào kiểm tra giám sát trọng điểm, còn qua giải trình không đủ cơ sở chứng minh rủi ro thì tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra hóa đơn ngay.
Nguồn Thư Viện Pháp Luật
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh