Categories
HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ 2021

Kính gửi Quý đối tác,

Năm 2021 thực sự là một năm đầy thách thức đối với các doanh nghiệp. Tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp đã để lại những hậu quả đáng tiếc đối với Việt Nam cả về con người và kinh tế. Bên cạnh đó, năm 2021 cũng là năm có nhiều sự thay đổi quy định về thuế khiến cho việc cập nhật và áp dụng phần nào khó khăn hơn so với trước đây.

Để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn này, Công ty TNHH Tư Vấn Tài Chính – Kiểm Toán FACO Việt Nam đem đến tài liệu hướng dẫn quyết toán thuế 2021 với những lưu ý quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) và thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”). Đây là hai loại thuế mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quyết toán năm theo quy định hiện hành.

Trải qua hơn 12 năm hoạt động và đồng hành trong các hoạt động tài chính, kế toán của các doanh nghiệp, FACO Việt Nam thấu hiểu được những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt hàng ngày, đặc biệt là vào thời gian quyết toán này. Do vậy, chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ là “người bạn đồng hành” cùng doanh nghiệp trong khi quyết toán năm 2021.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc phản hồi nào về các nội dung trong tài liệu này, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến:

Mrs. Nguyễn Thu Trang

Mobile: 0904045113

Email: trangnt.bg@facovietnam.com

Chúng tôi hi vọng tài liệu này sẽ hữu ích đối với Quý vị và chúc Quý vị luôn thành công!

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Lên danh sách các công việc cần làm trước khi quyết toán thuế TNDN

Mỗi cuối năm, khối lượng công việc quyết toán rất lớn, do đó sẽ không tránh khỏi trường hợp sai sót, bỏ quên…. Xác định các ưu tiên, có một quy trình làm việc rõ ràng là điều cần thiết để các bạn kế toán để có thể kiểm soát toàn bộ khối lượng công việc ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài gợi ý về những đầu việc cần thiết trước khi các bạn bắt tay vào quyết toán thuế TNDN:

– Rà soát lại nội dung và bộ hồ sơ chứng từ của toàn bộ nghiệp vụ, lưu ý các nghiệp vụ mới, giá trị lớn, quan trọng, …

– Rà soát lại tờ khai thuế GTGT, các tờ khai thuế khác, tờ khai quyết toán thuế

– Kiểm tra, rà soát số dư các tài khoản trước khi đóng sổ kể toán.

– Hoàn thành sơ bộ báo cáo tài chính.

– Tổng hợp các nghiệp vụ thiếu chứng từ hoặc không có chứng từ để lập bảng danh sách chi phí không được trừ.

– Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán (nếu có kiểm toán).

Chú ý áp dụng biểu mẫu quyết toán thuế theo thông tư 80/2 021/ TT-BTC (kế toán cần cập nhật phần mềm HTKK để áp dụng đúng mẫu kê khai).

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Bộ hồ sơ quyết toán gồm những gì?

 

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn gọi là khai quyết toán, đề cập đến việc doanh nghiệp kê khai tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế năm và khai trong trường hợp có quyết định về việc doanh nghiệp giải thể, chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động, khi đó, cơ quan thuế ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp, mục đích chính để truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy hiểu đơn giản đó là việc doanh nghiệp khai báo nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp mình cho năm tài chính đó.

Bộ hồ sơ quyết toán gồm những gì?

Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau:

– Báo cáo tài chính năm quyết toán, hoặc BCTC đến thời điểm có quyết định giải thể, chia tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động. Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì báo cáo nộp là không giống nhau tuy nhiên cơ bản chia ra làm 04 loại báo cáo tài chính như sau:

+ Thông tư 200/2014/TT-BTC;

+ Thông tư 133/2016/TT-BTC;

+ Thông tư 132/2018/TT-BTC;

+ Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN và phụ lục đi kèm nếu có.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN

Căn cứ theo khoản 2 điều 44 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định cụ thể như sau:

“…2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;”

Như vậy thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Ví dụ: – Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch là bắt đầu từ ngày 01/01/2021 -31/12/2021: Ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch là ngày 31/03/2022 là hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp doanh nghiệp có ngày kết thúc năm tài chính là ngày 30/06/2021 thì hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày 30/09/2022.

Hồ sơ khai quyết toán thuế có thể được gia hạn ngày nộp thêm tối đa là 60 ngày. Để gia hạn thời gian nộp hồ sơ, người nộp thuế cần làm đơn đề nghị gia hạn (nộp trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế) trình bày rõ lý do đề nghị gia hạn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn), hoặc công an (xã, phường, thị trấn) nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, cơ quan thuế sẽ có văn bản trả lời cho người nộp thuế. Nếu cơ quan thuế không trả lời tức là yêu cầu gia hạn đã được chấp nhận. (Chi tiết tại điều 46 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14)

Hướng dẫn chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN

Khi nào doanh nghiệp được chuyển lỗ? Chuyển lỗ như thế nào cho đúng? Căn cứ theo điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.

– Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

09 lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Với kinh nghiệm của các nhân viên kỳ cựu cùng với việc tham gia quyết toán thuế, bảo vệ và giải trình với các cơ quan thuế ở rất nhiều cuộc thanh tra thuế cho các doanh nghiệp, FACO Việt Nam tổng hợp một số điểm cần lưu ý như sau:

Lưu ý ghi nhận doanh thu

– Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua;

– Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua;

– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.

– Kiểm tra các nghiệp vụ giá vốn cao hơn doanh thu; có doanh thu mà không có giá vốn và ngược lại;…

Các khoản chi phí không được trừ

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 25/2018/TT-BTC), quy định cụ thể như sau:

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Năm 2021, lưu ý một số khoản chi phí sau:

Các chi phí liên quan đến phòng chống dịch Covid-19

Chi phí phục vụ hoạt động “3 tại chỗ”, chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm…

Đối với khoản chi phí cách ly y tế do dịch Covid 19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác ở nước ngoài (chi phí tiền ĕn, tiền ở, chi phí xét nghiệm Covid 19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế; chi phí phục vụ sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế…) để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khoản chi phí xét nghiệm Covid 19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid 19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ĕn, ở của người lao động tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

(Công văn số 4110/TCT-DNNCN của Tổng Cục thuế ban hành ngày 27/10/2021)

Chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19

Các khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ.

Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm:

+   Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

+   Cơ sở y tế;

+   Đơn vị lực lượng vǜ trang;

+    Đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung;

+   Cơ sở giáo dục;

+   Cơ quan báo chí;

+   Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+    Tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương;

+    Cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức nĕng huy động tài trợ;

+   Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp;

+ Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức nĕng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xác định chi phí ủng hộ, tài trợ được trừ gồm:

Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ hoặc vĕn bản, tài liệu (giấy/điện tử) xác nhận khoản chi có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận; kèm hóa đơn, chứng từ hợp pháp của khoản chi.

(Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/03/2021)

Chi phí khấu hao tài sản cố định tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới nhu cầu thị trường sụt giảm, doanh nghiệp gặp khó khĕn phải tạm dừng hoạt động một số tài sản cố định dưới 9 tháng trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thuộc trường hợp tạm dừng do sản xuất theo mùa vụ quy định tại điểm 2.2, khoản 2, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm ngừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

(Công văn số 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020)

Chi phí cho người lao động:

– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cần được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

– Các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động cần được thanh toán trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN (trừ khi doanh nghiệp có quỹ dự phòng tiền lương).

– Chi phí làm thêm giờ vượt mức: Chi phí làm thêm của người lao động không được vượt mức 200 giờ/năm. Trường hợp cấp bách và cần thiết, doanh nghiệp cần thông báo với Sở LĐTB&XH chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm trên 200 giờ/một năm (thời gian làm thêm tối đa không quá 300 giờ/năm). Với chi phí làm thêm giờ vượt quá quy định nhưng chưa được thông báo sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

– Chi phí đồng phục cho nhân viên bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ thanh toán hợp lệ; Chi phí đồng phục cho nhân viên bằng tiền không được vượt quá 05 triệu đồng/người/năm (≤ 5.000.000 đồng).

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong nĕm tính thuế. Các khoản chi phúc lợi bao gồm:

*Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

*Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;

*Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

*Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

*Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

*Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

*Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại Khoản 3, Ěiều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC);và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

– Tiền phép năm chưa nghỉ hết: Từ năm 2021, bổ sung 2 trường hợp người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép là những ngày nghỉ do thôi việc và bị mất việc làm. (Khoản 3, Điều 113, Bộ Luật Lao động năm 2019)

– Doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài để thực hiện các công việc tại Việt Nam nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động thì chưa đủ cơ sở tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và chưa có đủ cơ sở khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí doanh nghiệp chi trả cho người lao động nêu trên.

(Công văn số 6351/CT-TTHT/2019 ngày 15/02/2019)

Chi phí lãi vay

Để chi phí lãi vay được tính vào chi phí tính thuế TNDN cần lưu ý:

– Lãi suất vay cá nhân không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định. (Lưu ý: Khấu trừ 5% thuế TNCN khi thanh toán)

– Các khoản vay trung và dài hạn (trên 1 năm) với cá nhân/tổ chức nước ngoài cần phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước.

– Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn điều lệ thiếu, sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

– Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong khi không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong khi cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong khi cộng chi phí khấu hao phát  sinh  trong  khi;

– Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý khi vay vốn trong trường hợp quỹ tiền mặt còn tồn tương đương với số tiền đi vay tại thời điểm vay:

Theo thông báo số 6194/CT-TTHT ngày 17/09/2012:

Trường hợp sở kinh doanh phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm ký hợp đồng vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tương đương số tiền đi vay thì khoản chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Theo công văn số 2389/TCT-CS ngày 26/07/2013:

Trường hợp doanh nghiệp chi trả lãi tiền vay nếu khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đĕng ký còn thiếu và không vượt mức khống chế theo quy định; Doanh nghiệp đi vay có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới thì cơ quan thuế kiểm tra nếu đúng như doanh nghiệp giải trình thì:

*Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị công trình đầu tư.

*Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Một điểm cần lưu ý: Các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau của các doanh nghiệp không   phải tổ chức tín dụng phải thực hiện bằng các hình thức thanh toán không s ử dụng tiề n m ặt . (Điều 4, Thông tư 09/2015/TT-BTC)

Các khoản thuê nhà, thuê xe của cá nhân kinh doanh

Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh có quy định lại một số điểm về các trường hợp cho thuê tài sản. Như vậy doanh nghiệp có khoản chi phí liên quan tới thuê tài sản của cá nhân như thuê nhà, thuê xe… ngoài việc hoàn thiện hồ sơ thuê nhà, thuê xe đầy đủ cần kiểm tra xem cá nhân đó có thuộc cá nhân kinh doanh hay không? Nếu thuộc đã thực hiện đủ nghĩa vụ thuế hay chưa?

Về các khoản công nợ

Lưu ý về hồ sơ của các khoản công nợ như hóa đơn; biên bản giao nhận hàng hóa, dịch vụ; xác nhận công nợ hay hợp đồng kinh tế. Đặc biệt lưu ý tới các khoản dư có 131 nhưng chưa ghi nhận doanh thu tại sao? Xem xét có điều khoản ứng trước trên hợp đồng hay không hoặc những công nợ TK 331 đã quá hạn những chưa thanh toán…;

Về thuế suất được hưởng

Về thuế suất được hưởng, FACO Việt Nam đã gặp rất nhiều trường hợp kế toán hiểu không đúng về khoảng thời gian ưu đãi thuế hoặc hiểu sai nội dung của ưu đãi thuế dẫn tới tính thiếu số tiền thuế TNDN phải nộp. Vì vậy, nếu khi cần kiểm tra vấn đề về ưu đãi thuế các bạn hãy kiểm tra thật kỹ cũng như tham khảo những kế toán có năng lực, kinh nghiệm, nếu cần cũng đừng ngại gọi cho FACO Việt Nam để được nhận các tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Miễn giảm thuế TNDN

Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 và Nghị định 92/2021/NĐ-CP được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi Covid 19. Trong đó nêu rõ về việc doanh nghiệp được giảm 30% thuế TNDN, nội dung cụ thể như sau:

Điều kiện áp dụng:

– Doanh thu năm 2021 ≤ 200 tỷ đồng, và

– Doanh thu năm 2021 < doanh thu năm 2019 (*)

(*) Không áp dụng điều kiện này đối với doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong khi  tính thuế năm 2020, năm 2021.

Mức giảm thuế TNDN

Xác định doanh thu làm căn cứ giảm thuế:

– Bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– KHÔNG bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

– Một số trường hợp khác:

+ Doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong khi tính thuế TNDN hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ  tính thuế đó được xác định:

(Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng).

+ Trường hợp doanh nghiệp đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong khi tính thuế TNDN bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.

Cách xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm:

– Số thuế TNDN được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thuế TNDN.

– Số thuế TNDN được giảm được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế TNDN mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định.

Tạm nộp thuế TNDN và cách tính để không bị phạt

Với tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì từ năm 2021 trở đi đã áp dụng theo điểm b khoản 6 điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì:

Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

– Xác định sai trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết;

– Xác định cách tính chi phí lãi vay bị loại khi có giao dịch liên kết chưa đúng;

– Chưa lập hồ sơ giao dịch liên kết khi không thuộc các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ…

Chuyển chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết từ năm trước

Căn cứ theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định thì:

“Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”

Như vậy, việc chi phí lãi vay nếu vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao thì phần chi phí lãi vay này sẽ cần được theo dõi cho các năm kế tiếp. Đồng nghĩa với đó là việc phải theo dõi và kết chuyển chi phí lãi vay trên HTKK để tính chi phí được trừ nếu đủ điều kiện.

Hàng tồn kho

Một số vấn đề lưu ý về hàng tồn kho như sau:

– Kiểm tra việc tổng hợp nhập xuất tồn kho không khớp với cân đối phát sinh trong năm;

– Xem lại việc số dư hàng tồn kho cuối năm lớn?

– Kiểm tra tồn kho trên sổ sách và thực tế xem có khớp không?

Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Doanh nghiệp có được nộp lại tờ khai quyết toán thuế TNDN không?
Trả lời: Có. Doanh nghiệp được phép nộp lại tờ khai quyết toán thuế TNDN nếu phát hiện ra sai sót ảnh hưởng đến số liệu trên tờ khai (nộp tờ khai đã sửa kèm các hồ sơ trong bộ hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh quyết toán thuế)

Hỏi: Doanh nghiệp lỗ có phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Trả lời: Doanh nghiệp lỗ vẫn tiến hành quyết toán thuế như bình thường. Khi xác định được thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0 (doanh nghiệp đang lỗ): doanh nghiệp xác định số lỗ và tiến hành chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ, tuy nhiên tối đa không quá 5 năm tính từ năm bắt đầu chuyển lỗ (tức năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ). Nếu trong quá trình chuyển lỗ doanh nghiệp có phát sinh thêm lỗ thì số lỗ mới phát sinh được chuyển tương tự cho tối đa 5 năm tài chính tiếp theo (tính từ năm liền sau năm phát sinh lỗ).

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Các lưu ý khi quyết toán thuế TNCN

– Thu nhập chịu thuế TNCN khi quyết toán thuế TNCN là thu nhập thực nhận trong năm quyết toán.

dụ: Lương tháng 12 nếu thanh toán trong nĕm 2021 sẽ tính là thu nhập chịu thuế TNCN của năm 2021, nhưng nếu thanh toán qua tháng 01/2022 sẽ được coi là thu nhập chịu thuế TNCN năm 2022.

– Lưu ý quy đổi lương thực nhận NET (thu nhập không bao gồm thuế TNCN) về lương GROSS (thu nhập có thuế TNCN) trước khi quyết toán thuế TNCN. (Hướng dẫn tại 4, Điều 7, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính)

– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

– Biểu mẫu quyết toán thuế năm 2021 sẽ theo thông tư 80/2021 /TT-BTC, cần lưu ý cập nhật HTKK để áp dụng mẫu mới nhất.

Đối tượng phải quyết toán thuế Thu nhập cá nhân

 

Đối với tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và tổ chức trả thu nhập mới thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức trả thu nhập cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế

Cá nhân phải tự thực hiện quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

Cá nhân thuộc các trường hợp được ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay nhưng đã được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN (trừ trường hợp chứng từ khấu trừ thuế đã bị thu hồi và hủy);

Cá nhân không thuộc trường hợp được ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay, bao gồm:

+  Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%;

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại một nơi, đồng thời có thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng/tháng hoặc chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ);

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại 02 đơn vị trở lên trong năm;

+ Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập nhưng thực tế không còn làm việc tại đó đến hết nĕm quyết toán;

+ nhân trong năm không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.

– Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

Lưu ý : Trường hợp cá nhân xác định không phải nộp thêm thuế TNCN khi quyết toán hoặc có số thuế nộp thừa nhưng không có nhu cầu hoàn lại thì không cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN với cơ quan Thuế.

Một số lưu ý khi ủy quyền quyết toán thuế TNCN

– Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

– Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống (Phần mềm HTKK đã cập nhật tính năng này).

Đối tượng không phải quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân

 

Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với Cơ quan Thuế

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công trong các trường hợp sau đây không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

– Có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng nĕm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế;

– Có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào khi khai thuế tiếp theo;

– Có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong nĕm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;

– Được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lǜy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.

Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công

Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Lưu ý: Có một số cơ quan thuế yêu cầu nộp thêm công văn giải trình về việc doanh nghiệp không phát sinh chi trả thu nhập trong năm nên không nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN

Giảm trừ gia cảnh

 

Mức giảm trừ gia cảnh

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ cho người phụ thuộc

Để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì thời hạn đĕng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện ủy quyền quyết toán chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì cǜng được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán ủy quyền và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập.

Thủ tục khai quyết toán thuế

– Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN: được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính.

– Khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN:

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì:

*Đối với cá nhân trực tiếp khai thuế, trực tiếp quyết toán thuế chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

*Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm và tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế

Thời hạn khai, nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNCN như sau:

– Đối với tổ chức trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

– Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!