Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đầu vào
Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đầu vào
Mục lục bài viết
Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn gồm
– Chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển.
– Chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình.
– Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn.
Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn
Chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển
Để xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đối với chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển, kế toán xem xét như sau:
* Nếu chi phí vận chuyển có giá trị nhỏ
Trường hợp này sẽ chuyển qua chi phí nhân công bằng cách ký hợp đồng có thời hạn giữa Doanh nghiệp với cá nhân vận chuyển đó (Hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng) => Có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu trả lương cho cá nhân vận chuyển dưới 2 triệu đồng/tháng => Thì cần tập hợp bộ hồ sơ như sau:
+ Hợp đồng lao động có thời hạn đã ký.
+ Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước phô tô của cá nhân thuê vận chuyển.
+ Chứng từ thanh toán (Có đủ chữ ký).
+ Bảng lương có họ tên đầy đủ của cá nhân đã ký hợp đồng có thời hạn.
+ Nếu trả lương cho cá nhân vận chuyển từ 2 triệu đồng/tháng trở lên => Thì cũng lập bộ hồ sơ như trên, đồng thời khấu trừ 10% Thuế TNCN vận chuyển trước khi thanh toán lương (Có chứng từ khấu trừ thuế đi kèm).
– Nếu chi phí vận chuyển có giá trị lớn
Trường hợp này sẽ thực hiện ký hợp đồng khoán việc đối với cá nhân vận chuyển => Cần tập hợp đủ bộ hồ sơ sau:
+ Hợp đồng giao khoán.
+ Biên bản nghiệm thu công việc.
+ Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước phô tô của cá nhân vận chuyển.
+ Chứng từ thanh toán.
+ Chứng từ nộp thuế cho cơ quan thuế.
Chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình
Có 2 trường hợp để xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đối với chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình như sau:
* Trường hợp số tiền thuê có giá trị ≥ 8,4 triệu đồng/tháng hoặc ≥ 100 triệu đồng/năm thì cá nhân cho thuê nhà sẽ phải ra cơ quan thuế để nộp thuế (Thuế GTGT, Thuế TNCN và Lệ phí môn bài) => Đây là căn cứ để Doanh nghiệp đi thuê và hạch toán chi phí đầu vào theo quy định.
* Trường hợp ngược lại, tức số tiền thuê nhà < 8,4 triệu đồng/tháng hoặc < 100 triệu đồng/năm thì cá nhân cho thuê không phải nộp Thuế GTGT và Thuế TNCN.
Doanh nghiệp đi thuê sẽ không có hóa đơn đầu vào đối với loại chi phí này => Khi đó, để khoản chi này được là chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN thì phải tập hợp đủ bộ hồ sơ như sau:
+ Hợp đồng thuê nhà.
+ Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước phô tô của chủ nhà.
+ Chứng từ thanh toán.
Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn
Doanh nghiệp mua một số hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình tự kinh doanh sẽ không có hóa đơn đầu vào (Ví dụ: Mua hàng nông sản của nông dân, hải sản của người đánh bắt trực tiếp, mua đất, đá của cá nhân tự khai thác bán ra,…) => Trong trường hợp này, để những khoản này được ghi nhận vào chi phí hợp lý thì phải lập bộ hồ sơ sau:
– Hợp đồng mua bán.
– Chứng minh thư/thẻ căn cước của cá nhân bán hàng.
– Chứng từ thanh toán.
– Biên bản bàn giao hàng hóa (Nếu có).
– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
* Kết luận: Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn để được tính vào chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN thì cần linh động để tập hợp đủ bộ hồ sơ trình cơ quan thuế cho từng trường hợp.
Nguồn : Internet
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói