Bản tin thuế tháng 9/2022
Bản tin thuế tháng 9/2022
Mục lục bài viết
- 1 Nghị định 51/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hang xăng thuộc nhóm 27.10 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hang chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định ố 57/2020/NĐ-CP
- 2 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 3 III. Quy định mới về nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại
- 4 Quyết định số 1710/QĐ-BTC ngày 24/08/2022 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa dổi, thay thế trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng của Bộ tài chính. Hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về thủ tục gia hạn nộp thuế.
- 5 Công văn 40217/CTHN-TTHT về việc xử lý hóa đơn sai sót
- 6 Công văn số 39060/CTHN-TTHT ngày 09/08/2022 về việc lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- 7 Công văn số 3466/TCHQ-TXNK ngày 19/08/2022 về việc hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu.
- 8 Công văn số 3159/TCHQ-TXNK ngày 01/08/2022 về việc chấn chỉnh phân loại hàng hóa.
- 9 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Nghị định 51/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hang xăng thuộc nhóm 27.10 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hang chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định ố 57/2020/NĐ-CP
Trước đây, theo Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 là 20%.
Ngày 8/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2022/ NĐ-CP (“Nghị định 51”) sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10, giảm xuống còn 10% so với quy định trước đây.
Danh sách các mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 được giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi còn 10% được chi tiết tại Phụ lục đính kèm theo Nghị định 51.
Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11 như sau:
“đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:
“b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.”.
Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 13 như sau:
“d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).”.
Bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.”.
Sửa đổi, bổ sung tên khoản 5 Điều 18 như sau:
“5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:”.
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 18 như sau:
“b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 Điều 19 như sau:
“d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực;”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 22 như sau:
“7. Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi. Sau khi hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 22 như sau:
“8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 9 Điều 22 như sau:
“a) Cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều này và tổ chức thực hiện việc dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô;”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 23 như sau:
“9. Kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý.”.
Bổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:
“8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.”.
III. Quy định mới về nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2022/TT-BTC ngày 27/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Thông tư số 45/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về “Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu”. Cụ thể, xe gắn máy phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT).
Chính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư có hiệu lực từ 10/9/2022.
Quyết định số 1710/QĐ-BTC ngày 24/08/2022 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa dổi, thay thế trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng của Bộ tài chính. Hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về thủ tục gia hạn nộp thuế.
Theo đó, Bộ Tài chính quyết định sửa đổi thủ tục gia hạn nộp thuế như sau:
* Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
– Trường hợp gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp giấy đề nghị theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 32/2022/NĐ-CP.
– Trường hợp gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp giấy đề nghị theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 32/2022/NĐ-CP.
– Tùy từng trường hợp, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế phải có thêm các tài liệu sau:
Trường hợp do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, trường hợp bất khả kháng… phải có: Tài liệu chứng thực về thời gian, địa điểm xảy ra; Văn bản xác định thiệt hại…
Trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời; Đề án hoặc phương án di dời…
* Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người thuộc diện được gia hạn nộp thuế lập hồ sơ và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế.
* Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
– Gửi qua đường bưu chính;
– Gửi hồ sơ điện tử đến cơ quan thuế qua giao dịch điện tử.
* Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải ban hành Thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế hoặc Quyết định gia hạn nộp thuế.
Công văn số: 8042/BTC-TCHQ ngày 12/08/2022 về việc sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa XNK tại chỗ
Triển khai thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, Bộ Tài chính hướng dẫn nộp hóa đơn khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) như sau:
Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ: Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 ông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT.
Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ: Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 ông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) cho cơ quan hải quan.
Các văn bản khác liên quan
Công văn 2216/BHXH-CSXH ngày 12/08/2022 về việc tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Công văn 2216/BHXH-CSXH hướng:
Đối tượng sau đã nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định và đã được BHXH tỉnh/thành phố tổng hợp, báo cáo BHXH Việt Nam được điếp tục hỗ trợ:
– Người lao động (“NLĐ”) đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không bao gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và ĐVSN công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên);
– NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Thời gian thực hiện: Thời gian tiếp tục chi trả hỗ trợ cho người lao động đã nộp hồ sơ đúng thời hạn hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022.
Công văn 40217/CTHN-TTHT về việc xử lý hóa đơn sai sót
Nhằm giải đáp một số vướng mắc liên quan đến xử lýhóa đơn điện tử trong trường hợp có sai sót, ngày16/8/2022 Cục thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 40217/CTHN-TTHT với hướng dẫn như sau:Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020của Chính phủ, có thực hiện lập hóa đơn điện tử, đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn (đơn giá hàng hóa, dịch vụ) và lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót; hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… ngày… tháng… năm” theo hướng dẫn tại điểm b1 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến cơ quan thuế.
Công văn số 39060/CTHN-TTHT ngày 09/08/2022 về việc lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Ngày 09/08/2022, Cục thuế TP Hà Nội ban hành Công văn 39060/CTHN-TTHT về việc lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP đối với hang hóa chuyển khẩu. Theo đó, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Hàng hóa chuyển khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp Công ty kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Công ty thể hiện là KCT theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục uế.
Trường hợp Công ty cung cấp hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Công văn số 3466/TCHQ-TXNK ngày 19/08/2022 về việc hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu.
Để giải đáp các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp về việc cơ quan hải quan chậm xử lý hoàn thuế đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu, Tổng cục hải quan có ý kiến như sau:
Đối tượng hoàn thuế nhập khẩu đã nộp: Người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan.
Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Điều 12 thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính
Về thời hạn: Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước (theo Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
– Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
– Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Công văn số 3159/TCHQ-TXNK ngày 01/08/2022 về việc chấn chỉnh phân loại hàng hóa.
Qua rà soát tình trạng khai báo đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic, thường là mặt hang “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tẩm và tráng phủ plastic, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để áp mã hàng hóa và còn tình trạng phân loại không chính xác tại đối với mặt hàng trên, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Việc khai báo tại địa phương:
– Khai báo tên hàng không đầy đủ: không nêu rõ thành phần, định lượng vải và plastic, không nêu cách thức gia công, kết hợp của các vật liệu tạo thành sản phẩm, công dụng hàng hóa,… không đủ cơ sở xác định mã số cụ thể.
– Khai báo tên hàng không phù hợp với mã số khai báo
Về phân loại hàng hóa
– Việc phân loại mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic phải căn cứ vào thành phần vải không dệt/ plastic, tỷ trọng vải không dệt/ plastic, phương thức kết hợp của các thành phần, vai trò sử dụng (lớp bề mặt/ lớp gia cố) của các thành phần vải không dệt/ plastic, lớp plastic tráng phủ có nhìn được bằng mắt thường hay không, công dụng hàng hóa …, đối chiếu với các quy định tại Chú giải pháp lý gồm: Chú giải 1 (h) Phần XI, Chú giải 3 Chương 56, tham khảo các Chú giải chi tiết HS Chương 39, chú giải chi tiết nhóm 56.03, áp dụng các quy tắc phân loại để xác định mã số hàng hóa
– Cần lưu ý một số trường hợp: Vải không dệt, được bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc tráng hoặc phủ cả hai mặt bằng plastic, tấm, phiến và dải bằng plastic xốp kết hợp vải không dệt, trong đó vật liệu vải không dệt chỉ đơn thuần là vật liệu để gia cố thì phân loại vào chương 39 Mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tẩm, tráng, phủ hoặc ép plastic một mặt, chưa được mô tả cụ thể trong nội dung nhóm và các chú giải pháp lý, chú giải chi tiết liên quan, cần xem xét thành phần nào mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì sẽ phân loại theo thành phần đó theo quy tắc 3b
– Trường hợp không thể xác định được thành phần mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì phân loại theo quy tắc 3c. Qua đó, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện và theo dõi các hướng dẫn từ Cục Hải quan tỉnh/thành phố để khai báo chính xác theo các yêu cầu được quy định.
© Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tư vấn tài chính – Kiểm toán Faco Việt Nam
Ấn phẩm này chỉ chứa những nội dung mang tính thông tin chung, không nhằm đưa ra những hướng dẫn và tư vấn cụ thể nào về kế toán, thuế, pháp lý hay những vấn đề chuyên môn khác và không được cung cấp cho bất kỳ trường hợp cụ thể của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Độc giả cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia tư vấn đối với bất cứ vấn đề cụ thể nào.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Tầng 4, khu Trung tâm Thương mại Hoàng Gia, đường Lạc Long Quân, Phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh