Categories
Tin tức tổng hợp

CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN SẢN XUẤT MAY MẶC

CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN SẢN XUẤT MAY MẶC

Hạch toán kế toán sản xuất may mặc quan trọng nhất đó là tính được giá thành chi phí gia công và theo dõi được xuất nhập tồn lượng hàng đã gia công và giao cho khách hàng. 

  1. Đặc điểm kế toán Doanh nghiệp (DN) may mặc

– Mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng và nghiệp vụ kế toán sẽ hoàn toàn khác nhau, không ngành nào giống ngành nào => Đối với ngành may mặc thì cũng có những đặc thù riêng về sổ sách kế toán, hồ sơ chứng từ,…

– Để hoàn thành tốt công việc kế toán DN may mặc thì phải phải nắm vững những nghiệp vụ riêng để hỗ trợ tốt nhất cho công việc. Dưới đây là những đặc thù riêng của ngành may mặc: Có 2 mô hình kinh doanh của DN may mặc là DN thương mại và DN sản xuất. Mỗi loại hình DN sẽ có những đặc thù riêng về sản phẩm, hàng hóa, khách hàng, kế hoạch kinh doanh,… => Từ đó nghiệp vụ kế toán cũng có sự thay đổi khác nhau.

1.1. Doanh nghiệp thương mại may mặc

– Đối với DN thương mại may mặc thì nghiệp vụ kế toán xoay quanh vấn đề: Quản lý hàng hóa, nhập hàng, bán hàng.

– DN thương mại đặt thuê gia công, đặt gia công theo từng đơn đặt hàng với các mã hàng khác nhau. Vải là do đơn vị đặt gia công cung cấp, vì thế DN nhận gia công không cần tính giá vốn nguyên liệu.

– Đơn vị sản xuất sẽ chịu các chi phí về nguyên liệu sản xuất chung như máy móc, điện, nhân công,… để thực hiện sản xuất.

– Đơn giá của hàng gia công may mặc được tính theo từng mặt hàng hoặc theo đơn hàng gia công tùy thỏa thuận giữa 2 bên => Từ đó tính được giá thành sản phẩm. Các mặt hàng sau khi gia công sẽ được duyệt mẫu và thực hiện việc giao hàng cho đơn vị đặt gia công.

1.2. Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc

– DN sản xuất thường là đơn vị trực tiếp sản xuất và kinh doanh hoặc nhận gia công hàng may mặc từ DN thương mại (Nêu trên). Nghiệp vụ kế toán của DN sản xuất may mặc phức tạp hơn bởi quy trình sản xuất hàng may mặc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Nguyên liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung,…

– Trường hợp DN nhận gia công thì không cần hạch toán chi phí nguyên liệu và ngược lại DN sản xuất kinh doanh hàng may mặc thì không thể bỏ qua bước này.

=> Như vậy, tùy vào từng đặc thù của mô hình DN và các hoạt động kinh doanh thì đặc thù công việc kế toán DN may mặc cũng có sự khác nhau nhất định.

  1. Các nghiệp vụ kế toán DN mặc

Nghiệp vụ kế toán DN may mặc gồm: Kế toán nguyên vật liệu, kế toán kho, kế toán lương.

2.1. Nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu

Nghiệp vụ chính của kế toán DN may mặc là theo dõi, tính toán, kiểm tra các nguyên vật liệu sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất luôn diễn ra. Các nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu gồm:

– Kiểm tra và theo dõi số liệu phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ và để vào sổ kế toán chi tiết vật tư.

– Tổng hợp lên sổ tổng hợp nhập xuất, lập bảng kê, bảng tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ từ các hóa đơn (Hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ kế toán chi tiết thanh toán với người bán lên Nhật ký chứng từ.

– Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương,… => Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

– Các tài khoản kế toán nguyên vật liệu sử dụng:

+ TK 152: Nguyên liệu vật liệu.

+ TK 1521 Nguyên liệu vật liệu chính (Vải chính, vải nỉ,…).

+ TK 1522: Nguyên liệu vật liệu phụ (Kim, chỉ, khóa, mếch,…).

+ TK 153: Công cụ dụng cụ.

+ TK 111: Tiền mặt.

+ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

+ TK 331: Phải trả cho người bán.

+ TK 621: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.

+ Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK 141, TK 131, TK 133, TK 627, TK 642,…

2.2. Nghiệp vụ kế toán kho

Nhiệm vụ của kế toán kho như sau:

– Theo dõi từng đơn hàng, kiểm tra các chứng từ nhập xuất hàng ngày để nắm rõ số lượng tồn kho của phụ liệu, vật tư,… để đảm bảo quá trình sản xuất hoạt động liên tục.

– Theo dõi tiến độ, quản lý số lượng và chất lượng đơn hàng gia công ngoài nếu có.

– Lập các báo cáo hàng thành phẩm xuất nhập kho cho từng đơn hàng.

– Kiểm tra và thống kê số lượng máy móc thiết bị vật tư kho và đồng thời kiểm tra chất lượng tài sản để lập bảng khấu hao tài sản cố định.

– TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.

– TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

– TK 155: Thành phẩm.

– TK 156: Hàng hóa.

– TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế.

– TK 214: Khấu hao TSCĐ.

2.3. Nghiệp vụ kế toán tiền lương

Nghiệp vụ kế toán tiền lương DN may mặc cần thực hiện:

– Phối hợp với phòng nhân sự, cùng với trưởng chuyền để nắm rõ danh sách công nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân cho từng công nhân.

– Tổng kết công, giờ làm việc thực tế của từng công nhân, tùy theo vị trí làm việc và giá của từng công đoạn đã chia để tính lương chính xác cho từng công nhân.

– Nếu DN có giờ tăng ca thì bạn phải tính tiền lương số giờ tăng ca theo đúng quy định để đảm bảo quyền lợi của công nhân và DN.

– Lập bảng lương tháng, lập phiếu chi và phát lương cho nhân viên theo quy định của DN.

– Hạch toán chi phí lương, bảo hiểm cho DN may mặc:

+ TK 154: Bộ phận sản xuất (Thông tư 133/2016/TT-BTC).

+ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

+ TK 627: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội (Thông tư 200/2014/TT-BTC).

+ TK 642: Lương bộ phận quản lý DN (Thông tư 133/2016/TT-BTC dùng TK 6422).

+ TK 641: Lương bộ phận bán hàng (Thông tư 133/2016/TT-BTC dùng TK 6421).

2.4. Bảng cân đối kế toán của DN may mặc

– Bảng cân đối kế toán của DN may mặc là một loại Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của một DN may mặc tại một thời điểm (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm).

– Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính là Tài sản và Nguồn vốn. Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn tại một thời điểm. Khoản mục Tài sản được chia làm hai phần gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, khoản mục Nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ hữu.

– Các số liệu của Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của DN => Đây được ví như là bức tranh tổng thể giúp mọi người có thể hình dung và nắm được tình hình tài chính, nguồn lực của DN tại thời điểm lập báo cáo

Nguồn: Google

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!