Categories
Tin tức tổng hợp

06 QUY ĐỊNH CẦN BIẾT KHI SẮP XẾP THỜI GIỜ LÀM VIỆC THEO CA

06 QUY ĐỊNH CẦN BIẾT KHI SẮP XẾP THỜI GIỜ LÀM VIỆC THEO CA

Hiện nay, việc sắp xếp người lao động làm việc theo ca cần lưu ý những quy định nào?

Theo khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức làm việc theo ca là trường hợp doanh nghiệp bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người, thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Khi tổ chức làm việc theo ca, doanh nghiệp có quyền sắp xếp các ca làm việc. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể quyết định số lượng ca làm việc, thời điểm bắt đầu, kết thúc ca làm việc, thời điểm nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao, và các vấn đề khác trong ca làm việc. Nhưng ca làm việc của doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật, và phải được quy định trong trong Nội quy lao động. 

Dưới đây là một số quy định liên quan đến ca làm việc mà doanh nghiệp cần biết để có thể xây dựng và triển khai các ca làm việc đúng luật. Cụ thể các quy định như sau:

  1. Thời giờ làm việc bình thường trong một ca làm việc

Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường trong một ca làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày (trường hợp quy định thời giờ làm việc theo ngày) hoặc không quá 10 giờ trong 01 ngày (trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần). Đồng thời, tổng thời giờ làm việc trong một tuần của người lao động không quá 48 tiếng.

Doanh nghiệp phải quy định rõ ca làm việc, thời điểm bắt đầu, thời điểm kiết thúc ca làm việc trong Nội quy lao động. Trên cơ sở các ca làm việc đã được quy định trong Nội quy lao động, doanh nghiệp bố trí ca làm việc cụ thể và thông báo cho người lao động biết trước để thực hiện.

  1. Nghỉ giữa giờ đối với làm việc theo ca

Theo Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, thời gian nghỉ giữa giờ trong ca làm việc phải đảm bảo tối thiểu 30 phút liên tục nếu thời giờ làm việc bình thường trong ca từ 06 giờ trở lên. Trường hợp làm việc ban đêm (có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau) thì giờ nghỉ giữa giờ tối thiểu là 45 phút.

Doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm nghỉ giữa giờ, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ giữa giờ vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp tổ chức làm việc theo ca làm việc liên tục thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Nói cách khác, người lao động sẽ được trả lương cho thời gian nghỉ giữa giờ.

Cách xác định tổ chức làm việc theo ca làm việc liên tục như sau: Doanh nghiệp tổ chức làm việc theo ca, và thỏa mãn cả 02 điều kiện sau:

– Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên.

– Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

06 quy định cần biết khi sắp xếp thời giờ làm việc theo ca (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

  1. Nghỉ giải lao

Ngoài giờ nghỉ giữa giờ, doanh nghiệp buộc phải quy định các đợt nghỉ giải lao cho người lao động.

Hiện nay, pháp luật không có quy định ràng buộc về số lượng đợt nghỉ giải lao, cũng như thời gian nghỉ giải lao trong mỗi đợt. Do đó, doanh nghiệp có quyền tự quyết định nhưng phải ghi cụ thể vào Nội quy lao động.

  1. Nghỉ chuyển ca

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Doanh nghiệp phải quy định thời gian nghỉ chuyển ca trong nội quy lao động và cần lưu ý khi xếp lịch làm việc cho người lao động để đảm bảo tuân thủ quy định về thời gian nghỉ chuyển ca nêu trên. 

  1. Nghỉ hằng tuần

Doanh nghiệp có quyền quyết định ngày nghỉ hằng tuần cho người lao động làm việc theo ca nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

  1. Làm thêm giờ

Số giờ làm thêm của người lao động phải đảm bảo các giới hạn theo ngày, theo tháng và theo năm tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15.        

Khi tính tổng số thời gian làm thêm giờ trong tháng và trong năm để xác định việc tuân thủ các giới hạn về số giờ làm thêm nêu trên, doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ sẽ được giảm trừ thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc trong ca làm việc liên tục.

NGUỒN: Thư viện pháp luật 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!