Categories
Tin tức tổng hợp

Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng

Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng

Thu nhập ròng là khái niệm quen thuộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Vậy thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng như thế nào?

Nội dung gồm:

  1. Thu nhập ròng là gì?
  2. Cách tính thu nhập ròng 
  3. Đặc điểm của thu nhập ròng
  4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng
  5. Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh
  6. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thu nhập ròng

Chi tiết bài viết:

  1. Thu nhập ròng là gì?

Thu nhập ròng (tiếng Anh là Net Income, viết tắt NI) hay còn gọi là lợi nhuận ròng, lãi ròng, đây là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc công ty thu được sau khi đã trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. 

Trên bảng báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp, thu nhập ròng luôn được thể hiện ở dòng cuối cùng, bởi vì lý do này mà thu nhập ròng được gọi là bottom line (dòng mấu chốt).

Trong hoạt động của doanh nghiệp, thu nhập ròng là một giá trị hữu ích cho các nhà đầu tư để đánh giá xem bao nhiêu doanh thu vượt quá chi phí của một doanh nghiệp/công ty. 

?Thu nhập ròng luôn được thể hiện ở dòng cuối cùng trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp

  1. Cách tính thu nhập ròng 

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, thu nhập ròng được tính theo công thức như sau:

Thu nhập ròng = doanh thu thuần  + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường – giá vốn bán hàng – chi phí (phí bán hàng + phí quản lý doanh nghiệp + các khoản phí bất thường) – thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Hoặc

Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

– Tổng Doanh Thu = Doanh thu thuần + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường

– Tổng chi phí bao gồm các khoản như:

  • Giá vốn hàng bán
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí marketing, bán hàng
  • Các chi phí bất thường
  • Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất và kinh doanh giày thể thao, năm 2019 doanh nghiệp này đạt được doanh thu 200.000 USD. Để tạo nên khoản doanh thu này, doanh nghiệp A đã bỏ ra các chi phí sau: 

  • Chi phí hoạt động: 40.000 USD;
  • Thiết bị máy móc: 60.000 USD;
  • Thuế thu nhập: 30.000 USD;
  • Lãi vay: 20.000 USD

Áp dụng công thức trên ta có thể tính ra thu nhập ròng của doanh nghiệp A như sau: 

IN = 200.000 –  40.000 – 60.000 – 20.000 – 30.000 = 50.000 USD.

Sau khi tính toán được thu nhập ròng, chúng ta dễ dàng tính được tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp A. Theo đó:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = ( lãi ròng (thu nhập ròng) / tổng doanh thu) x 100 = (50.000/200.000) x 100 = 25% hoặc 0,25. Như vây, biên lợi nhuận 25% cho thấy doanh nghiệp A kiếm được 25 xu lợi nhuận cho mỗi đô la mà nó thu được.

  1. Đặc điểm của thu nhập ròng

Từ công thức tính thu nhập ròng ở trên, ta có thể thấy được một số đặc điểm nổi bật của chỉ số này như sau: 

  • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập ròng là kết quả tích cực sau khi đã trừ đi chi phí và tổn thất, có giá trị dương. Nếu kết quả từ công thức trên là âm thì thu nhập ròng được gọi là lỗ ròng (Lỗ ròng có nghĩa là khi chi phí vượt quá thu nhập hoặc tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định)
  • Thu nhập ròng có thể không phản ánh đầy đủ một số lợi ích và thiệt hại thực tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Thu nhập ròng của một doanh nghiệp chính là việc gia tăng lợi nhuận và dẫn đến sự gia tăng vốn của các cổ đông. Một lỗ ròng sẽ gây nên một sự giảm xuống;
  • Thu nhập ròng được sở hữu độc quyền sẽ làm gia tăng số vốn của chủ sở hữu. Còn một lỗ ròng sẽ gây nên một sự giảm xuống;
  • Các thủ thuật kế toán có thể làm thay đổi thu nhập ròng bằng các cách như tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc ngược lại. Lúc này lợi nhuận ròng sẽ thay đổi.

?Thu nhập ròng là kết quả tích cực thu được khi đã trừ đi toàn bộ loại thuế và phí

4.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng

Thu nhập ròng hay lãi ròng sẽ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:

– Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Theo đó, chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp. Cho nên, doanh nghiệp nên có những biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí sao cho tổng mức chi phí tối đa chỉ chiếm 30% doanh thu.

– Giá gốc sản phẩm: Yếu tố này đóng vai trò chủ yếu quyết định đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, giá gốc nhập vào của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Bởi vậy, trong việc tìm kiếm nguồn hành doanh nghiệp nên đa dạng để tìm ra nguồn hàng ưu đãi nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là yếu tố cố định đã được quy định rõ trong luật, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng của doanh nghiệp. Để có lãi, doanh nghiệp phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm, giảm giá trị vật liệu, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.

  1. Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập ròng có ý nghĩa lớn và rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Theo đó:

  • Thu nhập ròng là số tiền doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả chi phí kinh doanh. Con số này được sử dụng để tính toán hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời phản ánh tình hình tài chính, khả năng tái đầu tư và chi trả cổ tức.
  • Thu nhập ròng sẽ cho các nhà đầu tư biết được doanh nghiệp/công ty đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí. Với nhà đầu tư nó sẽ cực kỳ có ý nghĩa bởi con số thu nhập ròng chính là số tiền mà doanh nghiệp/công ty có sẵn để mua lại cổ phần, trả cổ tức hoặc tái đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Khi lấy giá trị thu nhập ròng chia cho số cổ phiếu công ty đang lưu hành trên thị trường, bạn sẽ tính toán được chỉ số EPS – thu nhập trên 1 cổ phiếu. Qua đó giúp bạn định giá và tính toán các phương án đầu tư một cách phù hợp.
  • Lãi ròng là một chỉ số quan trọng thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi sự tăng và giảm biên lợi nhuận ròng, một doanh nghiệp có thể đánh giá các hoạt động hiện tại và dự báo lợi nhuận dựa trên doanh thu. Bởi các doanh nghiệp thể hiện tỷ suất lợi nhuận ròng dưới dạng phần trăm thay vì số tiền, cho nên chúng ta có thể so sánh lợi nhuận của hai hoặc nhiều doanh nghiệp bất kể quy mô nào.
  • Việc tính lãi ròng hay thu nhập ròng sẽ cho doanh nghiệp biết được giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.
  • Nếu giá trị sau thuế và các khoản chi phí lớn hơn hơn 0, biên độ càng lớn thì doanh nghiệp càng lãi và ngược lại. Đây là một cách đối chiếu hiệu quả giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình, tìm ra hướng đi đúng đắn để đem về lợi nhuận cao hơn cho mình trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý, thu nhập ròng có thể bị thao túng bởi các thủ thuật kế toán. Bởi vậy, khi sử dụng thu nhập ròng để ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư nên xem xét lại chất lượng của số liệu được sử dụng để tính toán thu nhập chịu thuế và NI. 

  1. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thu nhập ròng

Thu nhập ròng có phải là lợi nhuận sau thuế?

Thu nhập ròng chính là lợi nhuận sau thuế bởi thu nhập ròng được tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. 

Thu nhập ròng từ nước ngoài là gì?

Thu nhập ròng từ nước ngoài là phần thu nhập của công dân nước đó khi đầu tư ở nước ngoài trừ đi phần thu nhập của công dân nước ngoài đầu tư tại nước đó.

So sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần

Thu nhập ròng và thu nhập thuần là hai khái niệm cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai thuật ngữ này rất hay bị nhầm lẫn với nhau dù nó hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng so sánh trong bảng sau:

Tiêu chí so sánh Thu nhập ròng Thu nhập thuần
Định nghĩa Thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc công ty thu được sau khi đã trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. Thu nhập thuần hay doanh thu thuần hay doanh thu thực là khoản doanh thu khi đã trừ tất cả các khoản khấu hao về: Thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗ bị trả lại và thừa ra số tiền lãi thì số tiền này được gọi là doanh thu thuần.
Bản chất Chính là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận thu được sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Chính là lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Công thức tính Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí (Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí marketing, bán hàng, Các chi phí bất thường, Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp) Thu nhập thuần = doanh thu tổng thể – hoa hồng bán hàng – hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – thuế gián thu

Thu nhập ròng của cá nhân là gì?

Thu nhập ròng của cá nhân chính là thu nhập của một cá nhân sau khi thanh toán các khoản thuế và các khoản khấu trừ khác.

Có thể gia tăng lãi ròng bằng cách nào?

Bạn có thể gia tăng lãi ròng bằng các cách sau đây:

– Nâng cao năng lực của nhân viên để tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị cao

– Gia tăng quy mô sản xuất: Cách gia tăng lãi ròng nhanh nhất là doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng. Từ đó mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô, gia tăng nhân viên để đem sản phẩm tới tay nhiều khách hàng.

– Ứng dụng khoa học – công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (tiếng Anh gọi là: Net Profit Margin/Net Margin) là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc dưới dạng thập phân. Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.

Tỷ suất lãi ròng là gì?

Tỷ suất lãi ròng hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %.

Công thức tính tỷ suất lãi ròng như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100 x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/ Doanh thu

Như vậy thu nhập ròng là một khái niệm rất phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đánh giá hoạt động doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về thu nhập ròng, đặc điểm cũng như cách tính chỉ số này. Từ đó có thêm thông tin hữu ích trong hoạt động kinh doanh.

NGUỒN: INTERNET 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!