CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thuế và kế toán. Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng đúng phương pháp tính thuế GTGT là cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quản lý tài chính hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu về khái niệm GTGT, đối tượng nộp thuế, cũng như tìm hiểu hai phương pháp tính thuế GTGT phổ biến: khấu trừ và tính trực tiếp. Mời bạn cùng khám phá để áp dụng đúng phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp của mình.
Khái niệm thuế GTGT? Đối tượng nộp thuế GTGT?
– Khái niệm:Thuế giá trị gia tăng là mức thuế tính trên các giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh ở trong quá trình tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng. Có thể hiểu là chênh lệch giữa phần giá trị mua vào và bán ra.
– Đối tượng phải nộp thuế GTGT:
+ Những đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất, tiêu dung tại Việt Nam. Trừ một số trường hợp được quy định riêng là không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Chủ thể nộp thuế là tất cả cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm 2 phương pháp:
+ Cách thứ nhất: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
+ Cách thứ hai: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp.
Mỗi phương pháp tính thuế GTGT sẽ có cách tính khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp mà cần lựa chọn các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp.
Hướng dẫn các phương pháp tính thuế GTGT
*Hướng dẫn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Đối tượng có thể áp dụng phương pháp giá trị gia tăng khấu trừ:
+ Phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ thường áp dụng đối với công ty, doanh nghiệp hay địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện tiến hành đủ về chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định cụ thể của pháp luật về chứng từ, kế toán, hóa đơn đồng thời đăng ký thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
+ Nếu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi đầy đủ nội quy, quy định, khoản phí thu thêm, phụ thu.
– Công thức tính thuế giá trị gia tăng
+ Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của đầu ra – Thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ.
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế GTGT.
* Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp
– Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
+ Tổ chức, cá nhân ngoại quốc không tiến hành kinh doanh theo Luật đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân…. không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo như quy định hiện hành.
+ Cá nhân, hộ kinh doanh không có tiến hành thực hiện việc kiểm toán chứng từ, hóa đơn, kế toán theo luật.
+ Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ở lĩnh vực vùa chế tác, vừa mua bán vàng bạc.
– Công thức tínhthuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp
+ Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.(Cho trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý – Thuế suất 10%).
+ Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
– Mức thuế giá trị gia tăng hay tỷ lệ % giá trị gia tăng này sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về phương pháp tính thuế GTGT và áp dụng chính xác vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh