KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Kiểm toán chu trình hàng tồn kho được coi là một trong những công việc quan trọng và mất nhiều thời gian nhất của mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải làm việc thật chính xác để tránh các sai sót có thể xảy ra. Bạn đang băn khoăn không biết làm thủ tục như thế nào, hãy cùng Faco Việt Nam tìn hiểu các công việc chi tiết của kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán nhé.
- Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ
1.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm toán viên cần phải đánh giá được việc kiểm soát nội bộ có ngăn ngừa được việc thất thoát tài sản hay không? Có tuân thủ các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê chuẩn và ủy quyền hay không? Các chính sách, thủ tục được áp dụng đối với kế toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán như thế nào?
- Kiểm toán viên có thể sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu thêm kiểm soát nội bộ đối với kế toán hàng tồn kho.
1.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Căn cứ vào kết quả của bước trên, kiểm toán viên sẽ phải đánh giá rủi ro kiểm soát có liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu cụ thể.
1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên có thể thiết kế và áp dụng các thử nghiệm kiểm soát sau đây :
- Thử nghiệm đối với nghiệp vụ mua hàng: Chọn một số nghiệp vụ mua hàng làm mẫu để kiểm tra về sự xét duyệt, báo cáo nhận hàng, đối chiếu giữa đơn đặt hàng và hóa đơn người bán về số lượng giá cả, kiểm tra việc ghi chép lên sổ sách.
- Kiểm tra hệ thống sổ chi tiết: Đối với trường hợp đơn vị áp dụng kê khai thường xuyên thì cần phải kiểm tra hệ thống sổ chi tiết hàng tồn kho để đảm bảo sự ghi chép là chính xác và đầy đủ trên các sổ này.
1.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Kết quả thực hiện các thử nghiệm trên giúp kiểm toán viên đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến hàng tồn kho.
- Thử nghiệm cơ bản
Các thử nghiệm cơ bản được áp dụng đối với hàng tồn kho và mục tiêu kiểm toán như sau:
2.1. Thực hiện thủ tục phân tích hàng tồn kho
- So sánh tổng số dư hàng tồn kho so với kỳ trước
- So sánh số vòng quay hàng tồn kho so với các kỳ trước.
- So sánh đơn giá của hàng tồn kho với những năm trước để tìm ra các sai số, chênh lệch trong tính toán và tổng hợp số liệu.
- So sánh giá thành năm hiện hành với các năm về trước hoặc so sánh giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế và so sánh chi phí theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp. Những khác biệt, chênh lệch bất thường cần phải điều tra để tìm ra được nguyên nhân.
2.2. Thử nghiệm chi tiết
- Quan sát kiểm kê hàng tồn kho
Đây là một thủ tục rất hiệu quả để xác định hàng tồn kho là có thực hay không. Việc kiểm kê hàng tồn kho để lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của từng đơn vị nên họ sẽ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho và kiểm toán viên sẽ chứng kiến quá trình này.
- Xác nhận hàng tồn kho được gửi kho của đơn vị khác
Hàng hóa của đơn vị có thể được gửi ở kho công cộng hoặc ở các đại lý, kiểm toán viên cần đề nghị xác nhận các trường hợp này. Đối với những trường hợp có số tiền trọng yếu hoặc có khả năng xảy ra sai sót cao thì kiểm toán viên có thể yêu cầu chứng kiến việc kiểm kê tại chỗ của các loại hàng hóa này.
- Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho
- Đánh giá hàng mua
- Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Đánh giá hàng sản xuất (sản phẩm dở dang)
- Thử nghiệm cơ bản đối với chi phí sản xuất kinh doanh các sản phẩm dở dang phức tạp hơn nhiều, vì ngoài việc kiểm tra tương tự như hàng mua, kiểm toán viên phải hiểu rõ các chi phí cấu thành :
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phải kiểm tra cả về đơn giá và số lượng nguyên vật liệu sử dụng.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Phải kiểm tra đầy đủ cả về số lượng, giờ công, ngày công và đơn giá tiền lương.
- Đối với chi phí sản xuất chung: Ngoài việc kiểm tra quá trình tập hợp các chi phí, kiểm toán viên còn phải chú ý đến việc áp dụng các phương pháp để phân bổ chi phí sản xuất chung.
- Kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm kê
Chọn mẫu trên phiếu kiểm kê và đối chiếu với bảng tổng hợp để bảo đảm rằng tất cả những ghi chép trên bảng tổng hợp kết quả kiểm kê đều có trên phiếu kiểm kê.
- Kiểm tra việc khóa sổ hàng tồn kho
- Kiểm toán viên cần kiểm tra việc khóa sổ đối với hàng tồn kho nhằm phát hiện những trường hợp không chính xác, sai lệch và dẫn đến hàng tồn kho bị sai lệch, ví dụ như
- các khoản hàng mua đang đi đường, kế toán đã ghi vào tài khoản nợ phải trả người bán nhưng trên thực tế thì hàng chưa về nhập kho.
- Hàng mua cho những năm sau nhưng lại được ghi vào sổ sách của năm hiện hành hay ngược lại.
- Khi xuất bán không phản ánh đồng thời hai bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán .
- Ở những đợt bán hàng cuối năm: Với hóa đơn lập cho năm sau hoặc hóa đơn lập cho năm hiện hành nhưng năm sau mới chuyển hàng có thể bị bỏ sót do không ghi ngày tháng.
Ngoài ra, kiểm toán viên cần chọn những hóa đơn cuối cùng của niên độ trước và những hóa đơn đầu tiên của niên độ kế tiếp có liên quan đến việc nhập xuất hàng tồn kho để kiểm tra và đối chiếu với sổ chi tiết để đảm bảo là đơn vị đã hạch toán theo đúng niên độ.
- Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho
Kiểm toán viên cần chú ý về việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính về các khoản sau đây :
- Trình bày và phân loại đúng các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, đang chế tạo và thành phẩm
- Mô tả chính xác về các phương pháp đánh giá hàng tồn kho
- Công bố đầy đủ, công khai về các khoản hàng tồn kho bị thế chấp.
Không thể phủ nhận rằng Kiểm toán phần hành hàng tồn kho ít nhiều làm khó các kiểm toán viên bởi sự phức tạp của nó. Vì vậy để kiểm soát tốt phần hành này, kiểm toán viên không chỉ phải tuân thủ đúng các quy tắc, làm theo các thủ tục mà còn phải linh hoạt để ứng dụng với từng điều kiện của doanh nghiệp đó.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh