Bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì
Bị thanh tra thai sản doanh nghiệp cần chuẩn bị gì
- Thanh tra bảo hiểm thai sản được hiểu như thế nào?
Thanh tra thai sản là hoạt động xác minh thông tin đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những đối tượng lao động nữ có nội dung nghi vấn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà sinh con. Việc tổ chức kiểm tra, xác minh này nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng lạm dụng chế độ thai sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp bị thanh tra bảo hiểm thai sản
Hiện nay theo quy định tại khoản 2 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 điều kiện để lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thực tế, có nhiều người lao động gửi đóng BHXH, nâng cao mức đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản hay một số công ty ký hợp đồng lao động với người lao động mang thai nhưng không làm việc chỉ để nhằm mục đích hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2017 chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp hưởng chế độ thai sản. Cụ thể tại mục 2 Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 quy định:
Một số nội dung cần thực hiện khi giải quyết chế độ:”
- a) Đối với chế độ ốm đau, thai sản:
– Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH… để phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại mục 2 Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012 về ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản quy định:
“2. Đối với hồ sơ đã giải quyết hoặc đang đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2012 đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc, không có tiền lương hoặc tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản, đồng thời báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm; những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật.”
Như vậy, các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ 06 tháng – 08 tháng mà sinh con hoặc báo tăng, giảm lao động không bình thường thì khi công ty nộp hồ sơ tới BHXH để giải quyết chế độ thai sản sẽ thuộc trường hợp bị thanh tra BHXH do nghi ngờ trục lợi BHXH.
- Hồ sơ cần có khi doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm thai sản
Khi bị thanh tra BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thể hiện rõ người lao động có làm việc tại đơn vị đúng với dữ liệu đã cung cấp với cơ quan BHXH qua hồ sơ. Theo đó, cần chuẩn bị:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao)
- Hợp đồng lao động của toàn bộ lao động của doanh nghiệp (Bao gồm tất cả các loại hợp đồng đã ký kết, quyết định thôi việc đối với người lao động đã nghỉ việc)
- Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, văn bằng chứng chỉ …)
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương;
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty;
- Hệ thống thang lương, bảng lương và quy chế trả lương của doanh nghiệp;
- Trường hợp người lao động không tham gia đóng BHXH cần bổ sung hồ sơ chứng minh người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH như:
– Sổ BHXH/Thẻ BHYT chứng minh người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị khác;
– Quyết định nghỉ hưu/Sổ hưu/Thẻ BHYT cho người lao động đang nghỉ hưu/trợ cấp mất sức lao động;
– Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau…
- Hỏi đáp về vấn đề bị thanh tra bảo hiểm thai sản doanh nghiêp cần chuẩn bị gì
Câu hỏi 1: Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội được 8 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh nhưng tại 2 công ty thì có thuộc đối tượng bị thanh tra bảo hiểm thai sản không?
Hiện nay theo công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 quy định khi thẩm định hồ sơ hưởng chế độ thai sản phải thực hiện kiểm tra, rà soát các giấy tờ nếu có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con. Như vậy có thể thấy lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng đến 8 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đều thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát không kể người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở một đơn vị hay nhiều đơn vị khác nhau.
Câu hỏi 2: Trường hợp sau khi thanh tra bảo hiểm thai sản phát hiện phía người lao động và người sử dụng có hành vi gian lận, chỉ gửi đóng bảo hiểm xã hội mà không có quan hệ lao động trên thực tế sẽ xử lý như thế nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành không cho phép người lao động gửi đóng BHXH để hưởng các quyền lợi. Nếu người lao động vẫn cố tình thực hiện hành vi này thì cả phía doanh nghiệp và người lao động đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và số tiền có được từ việc gian lận mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
- Về xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP hành vi gian lận bảo hiểm xã hội trên sẽ bị xử phạt như sau:
- Với người lao động: Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Với người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng BHXH để trục lợi chế độ BHXH nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
- Về xử lý hình sự:
Căn cứ điều 214 Bộ luật hình sự thì người nào có hành vi gửi đóng để trục lợi từ BHXH còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gian lận BHXH với mức phạt như sau:
Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
- b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nguồn :https://luattoanquoc.com/bi-thanh-tra-thai-san-doanh-nghiep-can-chuan-bi-gì
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh