Cách Tính Lương Làm Thêm Giờ Vào Ban Đêm, Ngày Lễ Mới Nhất 2022
Cách Tính Lương Làm Thêm Giờ Vào Ban Đêm, Ngày Lễ Mới Nhất 2022
Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm, ngày nghỉ ngày lễ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP (ban hành ngày 14/12/2020, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021)
Tổng quan về tiền lương theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng:
– Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc:
+ Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
+ Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
– Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc:
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
Theo khoản 1, điều 54 của Nghị định145/2020/NĐ-CP
– Làm vào thời gian nào thì được tính là làm việc vào ban đêm?
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
=> Làm việc từ 7h sáng đến 21h được gọi là làm việc vào ban ngày
– Như thế nào thì được gọi là làm thêm giờ?
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
– Thế nào được gọi là thời giờ làm việc bình thường?
Luật lao động quy định:
+ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Ví dụ về thời gian làm việc bình thường và làm thêm:
Công ty Kế Toán Thuế GSC Ký hợp đồng lao động với anh Nguyễn Văn Mạnh
– Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
– Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
– Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Chúng ta có 3 vấn đề cần phải quan tâm:
- Cách tình tiền lương LÀM THÊM GIỜ vào BAN NGÀY
- Cách tính tiền lương khi làm việc VÀO BAN ĐÊM
- Cách tính tiền lương khi LÀM THÊM GIỜ VÀO BAN ĐÊM
3 vấn đề này đều xuất hiện trong 2 hình thức tính lương: theo thời gian và theo sản phẩm
Sau đây Đại Lý Thuế GSC sẽ hướng dẫn các bạn cách tính trong từng trường hợp cụ thể:
- Cách tính tiền lương đối với người lao động làm việc được trả lương theo thời gian:
1) Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày:
* Tiền lương làm theo giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường:
* Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần:
* Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
Chú ý, nội dung trong các công thức tính tiền lương làm thêm giờ trên:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
Lưu ý: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường Không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động)
– Mức ít nhất bằng 300% số với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo điều 55 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn Quân ký hợp đồng với Công Ty Kế Toán Thuế GSC, trên hợp đồng thỏa thuận lương như sau:
– Lương chính: 5.240.000/tháng
– Phụ cấp trách nhiệm: 1.000.0000/tháng
– Tiền hỗ trợ:
+ Điện thoại: 300.000/tháng
+ Xăng xe (đi lại): 400.000/tháng
– Mức tiền lương trên được tính theo thời gian là 26 ngày/tháng
– Thời gian làm việc:
+ Một ngày phải đi làm 8h (Sáng từ 7h30 đến 11h30 – Chiều từ 13h30 đến 17h)
+ Một tuần làm 6 ngày: từ thứ 2 đến thứ 7 (nghỉ ngày chủ nhật)
Trong tháng 1 năm 2022, anh Nguyễn Văn Quân có phát sinh chấm công như sau:
– Thứ 6 (ngày 21/01/2022): anh Quân có đi làm thêm 1h vào lúc 18h
– Chủ nhật (ngày 23/01/2022): anh Quân có đi làm thêm 2h vào lúc 8h
– Thứ 2 (ngày 31/01/2022): anh Quân có đi làm thêm 3h vào lúc 14h
– Anh Quân đi làm đầy đủ các ngày còn lại trong tháng theo hợp đồng.
* Công ty Kế Toán Thuế GSC quy định:
+ Người lao động đi làm thêm giờ thì được trả lương theo mức ít nhấp quy định tại Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cách tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động
+ Tết nguyên đán năm 2022: được nghỉ hưởng nguyên lương 1 ngày trước tết (29 Tết – tức ngày 31/01/2022 dương lịch) và 4 ngày sau tết (vào tháng 2 năm 2022 dương lịch)
Tiền lương làm thêm giờ trong tháng 01/2022 của Anh Quân được tính như sau:
- Tiền lương ngày thực trả của ngày làm việc bình thường:
5.240.000 + 1.000.000 = 6.240.000 / 26 = 240.000/ngày
- Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường:
240.000 / 8 = 30.000/giờ
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường (Thứ 6 – ngày 21/01/2022)
30.000 x 150% x 1h = 45.000
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ (Chủ nhật – ngày 23/01/2022)
30.000 x 200% x 2h = 120.000
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ tết ( Thứ 2 – ngày 31/01/2022 – Tức 29 tết nguyên đán 2022)
30.000 x 300% x 3h = 270.000
Ngoài mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ thì anh Quân vẫn được hưởng nguyên lương ngày 31/01/2022 (Ngày 29 tết – ngày nghỉ lễ tết)
2) Cách tính tiền lương khi làm việc vào ban đêm (làm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau):
Theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động thì Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Và được hướng dẫn cụ thể theo điều 56 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định mục 1. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày nêu trên.
Theo điều 56 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Ví dụ 2 : Anh Hoàng Mạnh Phong ký hợp đồng với Công Ty Kế Toán Thuế GSC, trên hợp đồng thỏa thuận lương như sau:
– Lương chính: 10.000.000/tháng
– Phụ cấp chức vụ: 2.000.0000/tháng
– Tiền hỗ trợ: Điện thoại: 500.000/tháng
– Mức tiền lương trên được tính theo thời gian:
+ Làm việc từ: 8h đến 15h (8h/ngày)
+ Tính trên 24 ngày/tháng
+ Làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật
=> Vào thứ 2 – Ngày 03/01/2022, anh Phong có chuyển sang làm việc vào ban đêm 2h (từ 22h đến 24h cùng ngày)
Tiền lương 2h làm việc vào ban đêm đó của anh Phong được tính như sau:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường:
(10.000.000 + 2.000.000) / 24 / 8 = 62.500/h
=> Tiền lương làm việc vào ban đêm = (62.500 + 62.500 x 30%) x 2h = 162.500
3) Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:
Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định mục 1. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày nêu trên.
– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Theo điều 57 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Diễn giải công thức về cách tính tiền lương làm thêm ca đêm:
Giả định: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là A thì:
– Nếu làm thêm giờ vào ban đêm của ngày bình thường được trả ít nhất là:
+ Trường hợp 1 : trước khi làm thêm giờ vào ban đêm NLĐ KHÔNG làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó: 150% A + 30% A + 20% x (100% A ) = 200% A
+ Trường hợp 2 : trước khi làm thêm giờ vào ban đêm NLĐ CÓ làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó: 150% A + 30% A + 20% x (150% A ) = 210% A
– Nếu làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần được trả ít nhất là:
200% A + 30% A + 20% x (200% A ) = 270% A
– Nếu làm thêm giờ vào ban đêm của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả như sau:
+ Đối với lao động hưởng lương tháng, được trả ít nhất là:
300% A + 30% A + 20% x (300% A ) = 390% A
+ Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390% A , người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
- Đối với người lao động làm việc được trả lương theo sản phẩm:
1) Làm thêm giờ vào ca ngày:
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
+ Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;
+ Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
+ Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Ví dụ:
Anh Ba làm ra 2.000 sản phẩm trong tháng với đơn giá là 2.000 đồng/chiếc. Để hoàn thành số lượng này, Anh Ba đã thực hiện 200 giờ làm bình thường và 60 giờ làm thêm ngày thường và không có giờ tăng ca nào sau 10 tối. Tiền lương của anh Ba được tính như sau:
Lương sản phẩm giờ = 2.000chiếc x 2.000đ / 260 giờ = 15.385đ
Lương sản phẩm giờ thường = 15.385đ x 200 giờ x 100% = 3.077,000đ
Lương sản phẩm thêm giờ = 15.385đ x 60 giờ x 150% = 1.384.650đ
Tổng lương tháng = 3.077.000đ + 1.384.650đ = 4.461.650đ
2) Làm vào ca đêm:
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
3) Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
+ Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
+ Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;
+ Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh