Categories
TIN TỨC Tin tức tổng hợp

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỘ CÁ NHÂN KINH DOANH

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỘ CÁ NHÂN KINH DOANH

Theo Điều 2 Thông tư 88/2021/TT-BTC, việc thực hiện chế độ kế toán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sau đây:

  • Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai: Tức là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn hoặc có quy mô về doanh thu, lao động áp ứng từ mức cao nhất các tiêu chí của một doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán.​
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng được quy mô lớn (không phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai) nhưng tự nguyện thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Như vậy, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh quy mô nhỏ nộp thuế theo phương pháp khoán hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh không cần thực hiện chế độ kế toán.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 88/2021/TT-BTC:

  • Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự quyết định người làm kế toán cho mình. Người làm kế toán phải hiểu biết về nghiệp vụ kế toán và có thể là người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con cái hoặc anh chị em) hoặc người được thuê để làm quản lý công việc kinh doanh, thủ kho, thủ quỹ, chịu trách nhiệm việc mua, bán tài sản đồng thời kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.​
  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Thông tư 88/2021/TT-BTC hoặc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.​

Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và từ Điều 9 đến Điều 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP để bảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý của cơ quan thuế

  1. Đối với chứng từ kế toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 88/2021/TT-BTC:

  • Nội dung chứng từ kế toán, lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được áp dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 của Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 1 – Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán được ban hành kèm theo Thông tư này.​
  • Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh được áp dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình​
  • Nội dung và hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (bao gồm cả hóa đơn điện tử) được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
STT Tên Chứng Từ Ký Hiệu
1 Phiếu chi Mẫu số 01-TT
2 Phiếu thu Mẫu số 02-TT
3 Phiếu nhập Mẫu số 03-VT
4 Phiếu xuất Mẫu số 04-VT
5 Bảng thanh toán tiền lương và Các khoản thu nhập của người lao động Mẫu số 05-LĐTL
  • Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể áp dụng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:

 

  1. Đối với sổ kế toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC:

  • Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và việc lưu trữ sổ kế toán của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 – Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được ban hành kèm theo Thông tư này.​
  • Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được áp dụng các quy định tại Điều 26 Luật kế toán về việc mở sổ kế toán, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử để thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.​
  • Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 27 Luật Kế toán về việc sửa chữa sổ kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.​
  •  Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
STT Tên Sổ Kế Toán Mẫu Áp Dụng
1 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ Mẫu số S1-HKD
2 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S2-HKD
3 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S3-HKD
4 Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN Mẫu số S4-HKD
5 Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động Mẫu số S5-HKD
6 Sổ quỹ tiền mặt Mẫu số S6-HKD
7 Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S7-HKD

 

  1. Về việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 88/2021/TT-BTC:

Việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, việc xác định doanh thu, chi phí… để tính thuế TNDN và thuế GTGT của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BCTC.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!