Categories
TIN TỨC Tin tức tổng hợp

CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI THOẢ THUẬN TRÊN HỢP ĐỒNG HAY KHÔNG? 

CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI THOẢ THUẬN TRÊN HỢP ĐỒNG HAY KHÔNG? 

Trong lĩnh vực lao động, việc chuyển đổi công việc của người lao động so với thoả thuận trên hợp đồng có thể gây ra nhiều tranh cãi và mâu thuẫn. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019, việc chuyển người lao động làm công việc khác có thể được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc điều chuyển công việc, cũng như hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định.

  1. Có được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

  •  Các trường hợp được điều chuyển

Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Lưu ý: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

  •  Thời hạn báo trước

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

  •  Tiền lương trong thời gian điều chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

  • Chuyển hẳn người lao động sang công việc khác thì người sử dụng lao động cần làm gi?

Nếu bên bạn điều chuyển người lao động qua công việc mới thì phải làm thêm phụ lục sửa đổi hợp đồng lao động để thỏa thuận lại vị trí làm việc, căn cứ theo Điều 22 Bộ Luật Lao Động 2019.

“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động

  1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
  2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”

  • Chuyển người lao động trái pháp luật sẽ bị xử lí thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều chuyển lao động trái quy định, cụ thể:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở những quy định của Bộ Luật Lao động 2019, ta thấy rằng việc chuyển người lao động làm công việc khác so với thoả thuận trên hợp đồng được cho phép trong một số trường hợp đặc biệt và có điều kiện nhất định. Tuy nhiên, việc này phải tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước, tiền lương và sự đồng ý của người lao động. Vi phạm trong việc chuyển người lao động trái quy định có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Do đó, cả người sử dụng lao động và người lao động cần thực hiện đúng quy định và tôn trọng quyền lợi của nhau trong quá trình chuyển đổi công việc, nhằm đảm bảo môi trường lao động công bằng và bền vững.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!