QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Vậy thực chất kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Quy trình thực hiện kiểm tra báo cáo tài chính như thế nào?
Mục Lục
- Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
- Công ty nào cần phải kiểm toán báo cáo tài chính?
- Đối tượng, mục đích và nguyên tắc của báo cáo tài chính
- Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán BCTC là gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính là công tác kiểm tra và xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Công tác kiểm toán báo cáo tài chính thường sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư… Cụ thể:
– Đối với các nhà quản lý: Chỉ cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang mắc phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của tổ chức.
– Đối với các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư: Giúp họ xem xét lại việc cho vay vốn của mình dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Công ty nào cần phải kiểm toán BCTC?
Diện đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm các loại doanh nghiệp, Công ty sau đây:
- Doanh nghiệp và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, DN (doanh nghiệp) bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải được kiểm toán theo quy định liên quan của pháp luật.
- DN nhà nước, không bao gồm doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- DN và tổ chức thực hiện những dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- DN và tổ chức mà các tập đoàn hoặc tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Đối tượng, mục đích và nguyên tắc của BCTC
Đối tượng, nguyên tắc và mục đích của Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hoạt động được thực hiện trên các đối tượng, mục đích và nguyên tắc cụ thể như sau:
Đối tượng |
|
Mục đích |
|
Nguyên tắc | Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:
|
- Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính. Thông thường, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước như sau: Lập kế hoạch – Thực hiện kiểm toán – Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.
Quy trình cụ thể:
1. Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính | Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán, cùng với đó là mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ và rõ ràng để làm cơ sở cho các bước kiểm toán tiếp theo.
Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp theo đó, khi lập kế hoạch các công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về mặt phương tiện và nhân viên triển khai chương trình. Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng cần phải nhận định và đánh giá rủi ro nếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. |
2. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính | Kiểm toán viên sẽ thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với mỗi đối tượng cụ thể để từ đó thu thập số liệu chính xác. Thực chất, quá trình này là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn các kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng. |
3. Tổng hợp và hình thành ý kiến | Sau khi phân tích và đánh giá, các kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
Một số công việc cụ thể cần được thực hiện trước khi đánh giá gồm:
Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần. |
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh