CẨM NANG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Mục lục bài viết
- 1 CẨM NANG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- 2 I. Giới thiệu về đăng ký kinh doanh
- 3 II. Quy trình đăng ký kinh doanh
- 4 III. Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh
- 5 IV. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
- 6 V. Tài chính và thuế liên quan đến kinh doanh
- 7 VI. Các dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh
- 8 VII. Kết luận
- 9 VIII. Tài liệu hướng dẫn, tham khảo quá trình đăng ký kinh doanh
- 10 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
CẨM NANG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Với cẩm nang đăng ký kinh doanh cho người mới bắt đầu đăng ký kinh doanh không còn là nỗi lo với cẩm nang đăng ký kinh doanh chi tiết và đầy đủ thông tin!
I. Giới thiệu về đăng ký kinh doanh
1. Khái niệm và ý nghĩa của đăng ký kinh doanh:
Đăng ký kinh doanh là quá trình đăng ký thông tin về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc cá nhân với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Quá trình này bao gồm việc cung cấp các thông tin về tên công ty và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, địa chỉ đăng ký, vốn điều lệ, Loại hình công ty, số lượng nhân viên, người đại diện pháp luật và các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Quá trình đăng ký kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên để một doanh nghiệp có thể hoạt động và thực hiện các giao dịch kinh doanh pháp lý.
2. Lợi ích của việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
– Tạo sự chuyên nghiệp: Khi đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được công nhận và xác nhận là một đơn vị kinh doanh hợp pháp, tạo sự uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý nhà nước.
– Bảo vệ quyền lợi: Doanh nghiệp sẽ được bảo vệ quyền lợi pháp lý, tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
– Tham gia các hoạt động kinh doanh chính thức: Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được tham gia các hoạt động kinh doanh chính thức như ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch mua bán, xuất nhập khẩu, v.v.
– Được hưởng các chính sách ưu đãi: Nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng đối với các doanh nghiệp như miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ vốn, v.v.
– Thuận tiện trong quản lý và điều hành: Giúp doanh nghiệp có được một quy trình quản lý và điều hành chuyên nghiệp, giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh trở nên thuận tiện hơn.
II. Quy trình đăng ký kinh doanh
1. Quy trình đăng ký kinh doanh tại Faco Việt nam: linh bài viết quy trình
2. Các bước đăng ký kinh doanh online qua cổng thông tin điện tử: Chi tiết
Bước 1: Đăng ký tài khoản dịch vụ công điện tử tại đây
Bước 2: Khai báo hồ sơ: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết, nhập thông tin, đính kèm hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ, thanh toán điện tử
Bước 4: Nhận kết quả: Nhận trực tiếp tại hành chính công của tỉnh hoặc qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
3. Giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh:
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân công chứng: CCCD, CMND, Hộ chiếu….
– Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh: Biên bản họp, quyết định…
Tải mẫu biểu theo quy định. Thông tư 01/2021/TT-BKHDT
Thời gian và chi phí đăng ký kinh doanh: Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh thường là từ 3 đến 7 ngày làm việc, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn có nhu cầu gấp cần thực hiện nhanh theo yêu cầu thì liên hệ ngay để được hỗ trợ.
Liên hệ tư vấn: Mr. Đức: 0981896698
III. Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh
1. Điều kiện để được đăng ký kinh doanh
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Thông tin và mẹo để chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh
– Đầu tiên, hãy tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan đến loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà bạn dự định đăng ký. Điều này giúp bạn tránh những rắc rối pháp lý sau này. Quy định tại Luật doanh nghiệp 2020
– Hãy lựa chọn một tên gọi độc đáo và phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Đảm bảo tên gọi không trùng lặp với tên gọi của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị một địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh (Không được sử dụng căn hộ, chung cư dùng để ở làm trụ sở kinh doanh)
– Đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia hoặc dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh. Họ có kinh nghiệm và hiểu biết về quy trình đăng ký, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và thông thái, bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi cho việc kinh doanh của mình.
3. Một số thắc mắc thường gặp
Bạn có thể tham khảo tại bài viết này: FAQ – Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh.
IV. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
– Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
– Công ty TNHH Một thành viên:
Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần, được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật doanh nghiệp 2020.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật DN 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật DN 2020.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần, được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020
– Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
– Công ty hợp danh:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
5. Nhận biết từng loại hình doanh nghiệp
NỘI DUNG | DNTN | CÔNG TY HỢP DANH | CÔNG TY CỔ PHẦN | CÔNG TY TNHH 2TV | CÔNG TY TNHH 1 TV |
Thành viên | 1 Cá nhân làm chủ | Thường rất ít Cá nhân HD ≥ 2 Thành viên GV có thể có |
Thường rất lớn Cổ đông ≥3 |
Thường không nhiều 2 ≤TV ≤ 50 |
1 TV duy nhất là cá nhân hoặc tổ chức |
Trách nhiệm tài sản | Trách nhiệm vô hạn | TVHD: Trách nhiện vô hạn, liên đới TVGV: Hữu hạn (cam kết) |
Cổ đông: Đã góp Hữu hạn trên số vốn đã góp |
Thành viên: Đã góp Hữu hạn trên số vốn đã góp |
Chủ sở hữu: Vốn điều lệ Hữu hạn trên số vốn điều lệ |
Chuyển nhượng vốn | Bán DN, chuyển nhượng vốn thành công ty | Hạn chế chuyển nhượng vốn ra bên ngoài | Tự do chuyển nhượng vốn trừ 1 số TH | Hạn chế chuyển nhượng vốn ra bên ngoài | Tự do chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ |
Phát hành cổ phiếu, trái phiếu | Không được phát hành CP, TP | Không được phát hành CP, TP | Được phát hành CP, TP | Không được phát hành CP, TP | Không được phát hành CP, TP |
Tư cách pháp lý | Không có tư cách pháp nhân (không là pháp nhân) | Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân) | Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân) | Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân) | Có tư cách pháp nhân (là pháp nhân) |
V. Tài chính và thuế liên quan đến kinh doanh
1. Tài chính cơ bản khi kinh doanh
Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong việc bắt đầu kinh doanh. Nó giúp bạn xác định chi phí cần thiết cho việc khởi nghiệp, dự trù nguồn vốn, đưa ra các chiến lược để tăng doanh thu và giảm chi phí.
Quản lý dòng tiền: Khi kinh doanh, quản lý dòng tiền là rất quan trọng để đảm bảo việc thanh toán cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ. Bạn cần phải đưa ra kế hoạch quản lý dòng tiền, dự trù thu chi và đảm bảo rằng dòng tiền luôn ổn định và tăng trưởng.
2. Các loại thuế thường gặp trong doanh nghiệp:
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…..
VI. Các dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh
Bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp và muốn thành lập một doanh nghiệp mới? Bạn đang lo lắng về thủ tục pháp lý và các thủ tục hành chính? Bạn đã có ý tưởng kinh doanh và mong muốn đưa nó thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì dịch vụ đăng ký kinh doanh của chúng tôi chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn.
Tại sao bạn nên chọn dịch vụ đăng ký kinh doanh của Faco Việt Nam?
– Đội ngũ chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm
– Dịch vụ đăng ký kinh doanh đầy đủ và chuyên nghiệp
– Giá cả cạnh tranh
– Hỗ trợ liên tục
– Thời gian hoàn thành nhanh chóng
Chúng tôi cam kết hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh của bạn trong thời gian ngắn nhất có thể. Chúng tôi hiểu rằng thời gian là tiền bạc đối với một doanh nghiệp mới, do đó, chúng tôi sẽ đảm bảo các thủ tục được thực hiện nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng bắt đầu kinh doanh.
Để sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của chúng tôi, bạn chỉ cần đăng ký thông tin tại trang web của chúng tôi hoặc liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
LIÊN HỆ TƯ VẤN: Mr. Đức: 0981896698
VII. Kết luận
Trong cẩm nang đăng ký kinh doanh cho người mới bắt đầu này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và quy trình đăng ký kinh doanh, các lợi ích của việc đăng ký kinh doanh, cùng những nội dung liên quan đến tài chính và thuế trong quá trình kinh doanh. Điều quan trọng nhất đó là, để bắt đầu kinh doanh, bạn cần có sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia kinh doanh, cùng với sự quyết tâm và nỗ lực.
Chúng ta đều biết rằng kinh doanh không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên, nếu có đủ nỗ lực và sự cố gắng, bất kỳ ai cũng có thể thành công trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, Faco Việt Nam khuyến khích và động viên những người mới bắt đầu kinh doanh hãy luôn tự tin, tìm hiểu, học hỏi, cập nhật kiến thức mới nhất và đặc biệt là, không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công trong hành trình kinh doanh của mình!
VIII. Tài liệu hướng dẫn, tham khảo quá trình đăng ký kinh doanh
– Các tài liệu tham khảo về đăng ký kinh doanh.
CẨM NANG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU:
– Công ty TNHH một thành viên: tải tại đây
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: tải tại đây
– Công ty Cổ phần: tải tại đây
– Doanh nghiệp tư nhân: tải tại đây
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.
Website: https://facovietnam.com
Email: Contact.facovietnam@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam
Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói
Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp