Categories
TIN TỨC Tin tức tổng hợp

Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao

Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao

Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi
chép đúng đắn và tính toán chính xác. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp sản xuất khoản mục tài sản cố
định trên Bảng cân đối kế toán thường chiếm tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này có thể gây
ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán tài sản cố định cũng như
khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính.
1. Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, chúng ta cần thu thập những tài liệu sau:
– Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan tài sản cố định; Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát
sinh;
– Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;
– Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ;
– Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ;
-Danh mục xây dựng cơ bản dơ dang;
– Hồ sơ tài sản cố định: danh mục tài sản cố định phân bổ theo nhóm, biên bản kiểm kê tài sản cố định.
2. Các rủi ro và sai sót thường gặp đối với kiểm toán tài sản cố định:
-Kiểm kê: Không thực hiện kiểm kê cuối kỳ
-Biên bản kiểm kê và phân loại tài sản trên sổ kẽ toán không đối chiếu được với nhau
-Không có danh mục, sổ, thẻ theo dõi tài sản cố định
-Không theo dõi các tài sản đem đi cầm cố, thế chấp
– Tài sản cố định chưa thực hiện đầy đủ việc thực hiện chuyển quyền sở hữu cho Công ty
-Ghi nhận tài sản không đúng ngày trên biên bản bàn giao
-Hạch toán tăng tài sản cố định khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
– Hạch toán thiếu nguyên giá tài sản cố định: Ví dụ vốn hóa chi phí lãi vay, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi
phí sửa chữa… trước khi đưa vào sử dụng…
-Phân loại, phân nhóm tài sản không chính xác
-Hạch toán giảm tài sản cố định khi chưa có quyết định thanh lý
-Áp dụng phương pháp khấu hao không phù hợp
-Phân bổ khấu hao cho các bộ phận chưa chính xác
-Với tài khoản xây dựng cơ bản dở dang: Không theo dõi chi tiết, không đủ hóa đơn, chứng từ, đã
hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng vẫn ghi trên tài khoản xây dựng cơ bản dở dang và không trích
khấu hao.
3. Các thủ tục đối với kiểm toán tài sản cố định:
Bước 1: Thu thập Bảng tổng hợp tài sản cố định, đối chiếu với Bảng kê chi tiết tài sản cố định,
đối chiếu với Sổ cái và Bảng cân đối kế toán
Theo từng phân mục:
Nhà cửa, vật kiến trúc;
Máy móc, thiết bị;
Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn;
Thiết bị, dụng cụ quản lý;
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc;
Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn
ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng;
Các tài sản cố định khác.
Bạn cần đối chiếu toàn bộ các số đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số cuối kỳ của từng
khoản mục để đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sổ sách chứng từ. Đây là thủ tục đơn giản nhưng
khá quan trọng do nếu không cân và sai số ngay từ đầu thì bạn có làm thủ tục gì cũng không thể đảm
bảo số dư của tài sản là đúng.

Bước 2: Rà soát tăng, giảm tài sản trong kỳ
Kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng / giảm
đúng trên sổ sách.
Với tăng tài sản cố định do mua mới, các chứng từ cần xem xét bao gồm:
Hợp đồng mua bán;
Hóa đơn;
Biên bản bàn giao tài sản;
Biên bản thanh lý hợp đồng;
Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển,
lắp đặt, chạy thử.
Với giảm tài sản cố định, các chứng từ cần xem xét bao gồm:
Quyết định thanh lý tài sản cố định;
Hợp đồng mua bán;
Hóa đơn;
Biên bản bàn giao tài sản;
Các chứng từ liên quan khác để đảm bảo giá trị bán, lỗ lãi trong quá trình thanh lý tài sản;
Với tăng tài sản từ xây dựng và vốn hóa: Bạn vẫn cần xem các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn
nhưng cần xem thêm các chi phí nhân công và chi phí khác được vốn hóa vào trong tài sản cố định.
Thu thập các thông tin cần thiết cho việc lập Cash flow (Tiền mua sắm tài sản cố định, Lãi/Lỗ do thanh
lý tài sản số định).
Xác định các tài sản không sử dụng hoặc có thể sẽ không được sử dụng trong năm tới do thay đổi
công nghệ sản xuất.
Bước 3: Khấu hao
-Kiểm tra và đảm bảo phương pháp khấu hao tài sản cố định được áp dụng nhất quán và phù hợp
TT203.
-Tính toán lại khấu hao của những tài sản cố định trong số những mẫu đã chọn để kiểm tra.
Kiểm tra phân bổ chi phí khấu hao.
Một số thủ tục phân tích cơ bản khác:
– Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan.
-Lập Bảng tổng hợp với các bên liên quan: Đảm bảo giá mua/bán hợp lý, Đảm bảo hạch toán phù
hợp.
– Gửi Thư xác nhận với Bên liên quan (nếu cần thiết)
– Đối với đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: Lập bảng tổng hợp chi phí; thu thập kế hoạch xây dựng cơ
bản, mua sắm; Kiểm tra số dư.
Tài sản cố định chiếm giá trị lớn trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, với từng đặc điểm của doanh nghiệp
mà mức độ rủi ro của phần hành này sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi các kiểm toán viên cần linh hoạt
trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phù hợp với tính chất của doanh nghiệp đó.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Số 425 đường Nguyễn Trãi, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!