Categories
TIN TỨC Tin tức tổng hợp

QUY ĐỊNH VỀ THANG BẢNG LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG

QUY ĐỊNH VỀ THANG BẢNG LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG

Lương – là vấn đề đáng quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy cần xây dựng thang bảng lương thế nào và trả lương ra sao là đúng quy định pháp luật? Hãy cùng nhau tìm hiểm qua bài viết sau đây.

  • Tiền lương, thang bảng lương là gì?

Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thảo thuận để thực hiện công việc gồm:

  • Mức lương theo công việc, chức danh
  • Phụ cấp lương
  • Các khoản bổ sung khác.

Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.

Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động gồm các khoản như: tiền lương, thưởng, phụ cấp và tiền trợ cấp…trong một khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Thu nhập mà người lao động nhận được ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.

  • Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Khi xây dựng thang bảng lương năm 2023, doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau:

  • Bậc 1 (bậc thấp nhất) phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
  • Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng:
  • Trường hợp các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
  • Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
  • Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiếu là 5%. do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.
  • Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên… của người lao động.

Nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương:

  • Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
  • Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
  • Nếu Doanh nghiệp có tổ chức đại diện cho người lao động- Công đoàn, thì tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tại cơ sở.
  • Không phải nộp cho phòng Lao động thương binh xã hội nữa mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại Doanh nghiệp khi nào cơ quan Nhà nước yêu cầu thì giải trình.
  • Mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ từ ngày 01/7/2022 mức lương tối thiểu vùng năm 2022 được điều chỉnh tăng so với mức lương tối thiểu cũ quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng).

Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng).

Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng).

Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).

Đồng thời, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau:

Vùng I: 22.500 đồng/giờ.

Vùng II: 20.000 đồng/giờ. 

Vùng III: 17.500 đồng/giờ. 

Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

  • Hồ sơ xây dựng thang bảng lương năm 2023

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Hệ thống xây dựng thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương.
  • Biên bản tham khảo hệ thống của Đại diện người lao động
  • Bảng quy định về tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp.
  • Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt hay không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

  • Người sử dụng lao động không xây dựng thang bảng lương sẽ bị phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng.
  • Mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt cá nhân. Theo đó, mức phạt đối với tổ chức doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương từ 10 đến 20 triệu đồng.
  • Quy định quan trọng khi trả lương cho người lao động mà doanh nghiệp cần lưu ý

Tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Đồng thời theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thêm về việc trả lương như sau:

  • Trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
  • Tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
  • Mỗi lần trả lương phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Bên cạnh đó, công ty còn phải đảm bảo trả lương đúng kỳ hạn theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  •  Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
  • Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
  • Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến thang bảng lương và việc trả lương cho người lao động. Chúng mong rằng có thể mang lại cho bạn đọc có những thông tin hữu ích nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Tầng 4, khu Trung tâm Thương mại Hoàng Gia, đường Lạc Long Quân, Phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!