Categories
Tin tức tổng hợp

Tổng quan về thủ tục đăng ký kinh doanh

Tổng quan về thủ tục đăng ký kinh doanh

Một doanh nghiệp khi muốn đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì cần phải nắm rõ về các thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý gì về các thủ tục đăng ký kinh doanh? 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý mà các doanh nghiệp bắt buộc phải có khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp được coi là hoạt động bất hợp pháp nếu không có.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận năng lực pháp lý cho doanh nghiệp, được chứng nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập doanh nghiệp hợp pháp.

Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ về quyền sở hữu tên doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn được gọi là

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khác hoàn toàn với Giấy phép kinh doanh.

Giấy đăng ký kinh doanh gồm những nội dung gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm những nội dung sau:

  • Tên ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh
  • Tên, địa chỉ trụ sở kinh doanh, chi nhánh của doanh nghiệp
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập
  • Mã số doanh nghiệp hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với Công ty TNHH và Công ty cổ phần
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh
  • Vốn điều lệ đối với Công ty TNHH và Công ty hợp danh
  • Vốn đầu tư ban đầu đối với Doanh nghiệp tư nhân
  • Vốn pháp định đối với Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định (như kinh doanh bất động sản)
    Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp đối với Công ty cổ phần

Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Nghị định số 108/2018/NĐ-CP, Luật Doanh nghiệp 2015, các doanh nghiệp được lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo 5 hình thức sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH từ hai thành viên
  • Công ty Cổ phần

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là một công ty trách nhiệm vô hạn, phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản và không có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm:

  • Chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.
  • Có sự tin tưởng cao của đối tác bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

Nhược điểm:

  • Có mức độ rủi ro cao.
  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tất cả tài sản của chủ doanh nghiệp và công ty.

Thành lập Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung doanh nghiệp, ngoài ra vẫn có các thành viên khác góp vốn. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong các quyết định về vấn đề quản lý của doanh nghiệp. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Các thành viên có quyền quản lý và điều hành Công ty hợp danh phải cùng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.

Ưu điểm:

  • Việc điều hành và quản lý doanh nghiệp ít phức tạp hơn do số lượng thành viên ít.
  • Tạo được sự tin cậy cao đối với đối tác bởi chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên.

Nhược điểm:

  • Các thành viên hợp danh gặp rủi ro cao hơn.
  • Loại hình công ty hợp danh còn mới mẻ và chưa phổ biến tại Việt Nam.

Thành lập Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và vấn đề tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ưu điểm:

  • Ít rủi ro cho người góp vốn bởi chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi số vốn góp.
  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định các hoạt động quản lý và điều hành công ty, cơ cấu tổ chức đơn giản.

Nhược điểm:

  • Không thể trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • So với các loại hình công ty, doanh nghiệp khác, Công ty TNHH một thành viên sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp luật hơn.
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Thành lập Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên

Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp mà các thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các vấn đề về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Số lượng thành viên của Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên không được vượt quá số lượng 50 người.

Ưu điểm:

  • Ít rủi ro cho người góp vốn bởi chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi số vốn góp.
  • Việc điều hành và quản lý doanh nghiệp không quá phức tạp bởi có giới hạn về số thành viên trong doanh nghiệp.
  • Loại hình công ty này có khả năng huy động vốn cao bởi có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân hoặc tổ chức khác.

Nhược điểm:

  • So với các loại hình công ty, doanh nghiệp khác, Công ty TNHH từ hai thành viên sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp luật hơn
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
  • Giới hạn thời gian góp vốn của công ty là 90 ngày, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thành lập Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Ưu điểm:

  • Ít rủi ro bởi chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp
  • Công ty cổ phần được hoạt động trong hầu hết các ngành nghề
  • Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
  • Dễ dàng chuyển nhượng vốn

Nhược điểm:

  • Quản lý và điều hành doanh nghiệp phức tạp do số lượng cổ đông lớn
  • Thành lập công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác.

Nguồn: https://dichvudoanhnghiepvietnam.com/thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh/

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN FACO VIỆT NAM

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà đa năng Việt Thắng, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Công ty thành viên Bắc Ninh: Tầng 4, khu Trung tâm Thương mại Hoàng Gia, đường Lạc Long Quân, Phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Website: https://facovietnam.com

Email: Contact.facovietnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Facovietnam

Khóa học kế toán thuế tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Giang

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho Doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ làm Báo cáo tài chính trọn gói

Dịch vụ kiểm toán cho Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi Ngay!